Thứ Bảy

Trung Quốc muốn áp thuế xuất khẩu thép tới 25%

Theo Bloomberg Trung Quốc đang xem xét việc áp thêm thuế xuất khẩu thép để đạt mục tiêu kép, vừa hạn chế sản lượng thép trong nước vừa kiềm chế giá mặt hàng này tăng cao làm dấy lên lo ngại về lạm phát.

Xrm thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Mức thuế đang được thảo luận trong khoảng 10% đến 25% và mặt hàng bị áp thuế bao gồm thép cán nóng. Nhà chức trách Trung Quốc đang xem xét để áp dụng trong quý III dù chính sách này vẫn đang chờ được thông qua.

Ngành công nghiệp thép lớn nhất thế giới đã loại bỏ các khoản giảm thuế xuất khẩu thép và tăng thuế xuất khẩu đối với một số loại hồi đầu tháng 5 để giữ thêm nguồn cung trong nước. Lần áp dụng tới sẽ nhắm vào một số sản phẩm thép khác, chưa được nhắc tới trong đợt điều chỉnh trước đó.

Ông Atilla Widnell, Giám đốc điều hàng hãng dữ liệu thị trường hàng hoá Navigate Commodities, nhận định: “Hành động áp thêm thuế của Chính phủ Trung Quốc muốn nhắm đến những hãng sản xuất thép cố tình bỏ qua yêu cầu kiểm soát sản lượng khi biên lợi nhuận từ sản xuất thép quá lớn. 

Giá thép xây dựng hôm nay 30/7: Đà tăng tiếp diễn, ghi nhận mức 5.755 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 3.

Ảnh: South China Morning Post

Hoạt động xuất khẩu thép cuộn cán nóng sẽ chịu mức thuế suất lên tới 20% nếu Trung Quốc thông qua kế hoạch áp thuế và dự báo động thái này sẽ tác động lớn đến các hãng sản xuất thép quy mô nhỏ, có biên lợi nhuận thấp tại nước này".

Trung Quốc, nước xuất khẩu thép nhiều nhất thế giới, đang thực hiện mục tiêu giảm sản lượng trong năm nay để hạn chế lượng carbon thải ra môi trường. 

Các chính sách của Trung Quốc được đưa ra sau khi nhu cầu thép tăng cao khiến giá mặt hàng này tăng cao kỷ lục hồi đầu năm và thị trường toàn cầu đang chứng kiến sự bùng nổ thép khi các nền kinh tế điều hướng phục hồi sau đại dịch.

Các thị trường bên ngoài Trung Quốc đang tận hưởng đợt tăng giá thép lớn nhất, với giá thép ở châu Âu và Bắc Mỹ xô đổ kỷ lục khi các chính phủ tập trung vào kích cầu và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Còn tiêp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/trung-quoc-muon-ap-thue-xuat-khau-thep-toi-25-20210730115317443.htm

Thứ Năm

Lo ngại chuỗi cung ứng đứt gãy vì dịch COVID-19, đơn hàng dệt may đang dịch chuyển?

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, chỉ thị mới nhất của TP HCM đối với các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố là chỉ được hoạt động khi tuân thủ nghiêm nguyên tắc "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ) và "một cung đường, hai điểm đến" (chỉ duy nhất tuyến đường từ nơi sản xuất đến nơi ở). 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dich-virus-corona-224.htm

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng đáp ứng được quy định để duy trì nhà máy, hoặc nếu có thể đáp ứng thì hoạt động sản xuất cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Lo ngại chuỗi cung ứng đứt gãy vì dịch COVID-19, đơn hàng dệt may đang dịch chuyển? - Ảnh 1.

97% các doanh nghiệp trong ngành dệt may tại các tỉnh phía Nam đều phải đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: Báo Đầu tư)

Chia sẻ với người viết, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean, cho biết với phương án "3 tại chỗ" công ty chỉ sắp xếp được chỗ ở cho khoảng 35% trong số 3.500 công nhân ở lại làm việc. 

Mặc dù đơn hàng của Việt Thắng Jean đã trải dài đến cuối năm nhưng với tình hình hiện nay doanh nghiệp chỉ đáp ứng được 35% số lượng đã nhận bởi dịch bệnh căng thẳng công ty không thể nhận thêm công nhân vào làm việc và khả năng duy trì sản xuất bên trong cũng rất khó lường nếu xảy ra trường hợp lây nhiễm.

Trong khi đó các nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty cũng bị đứt gãy do các nhà cung cấp trong nước phải đóng cửa vì dịch bệnh càng khiến doanh nghiệp khó khăn.

"Tình hình dịch nếu kéo dài đến tháng 9 với việc hoạt động "3 tại chỗ" giảm năng suất như hiện nay thì không doanh nghiệp nào chịu nổi. Chưa kể công ty không biết phản hồi như thế nào với khách hàng về thời gian quay trở lại sản xuất theo nhịp độ bình thường khiến đơn hàng dịch chuyển sang các nước khác", ông Việt chia sẻ.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/lo-ngai-chuoi-cung-ung-dut-gay-vi-dich-covid-19-don-hang-det-may-dang-dich-chuyen-20210727120729071.htm

Thương lái không thể đến thu mua vì lệnh giãn cách, đầu ra vụ lúa Hè Thu khó khăn

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổng diện tích xuống giống vụ Hè Thu 2021 toàn vùng Nam Bộ gần 1,6 triệu ha, giảm 0,7% so với vụ Hè Thu 2020 nhưng nhờ năng suất tăng 1,14 tạ/ha, ước đạt 56,5 tạ/ha nên sản lượng vụ Hè Thu 2021 vẫn đạt hơn 9 triệu tấn, tăng 1,3% so với vụ Hè Thu 2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-41.htm

Riêng vùng ĐBSCL, vụ Hè Thu 2021 xuống giống hơn 1,5 triệu ha, giảm 9.000 ha; năng suất ước đạt 56,7 tạ/ha, sản lượng ước đạt gần 8,6 triệu tấn, tăng 124.000 tấn.

Tuy nhiên, việc thu hoạch vụ Hè Thu trong bối cảnh 19 tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 khiến đầu ra lúa gạo đang nhiều gặp khó.

Chia sẻ với người viết, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, cho biết: "Vụ lúa hè thu đang thu hoạch nhưng không triển khai được do các tỉnh thành cấm các ghe qua lại giữa các tỉnh. Trong khi các cảng cũng không tiếp nhận hàng đóng tại cảng khiến hoạt động xuất khẩu tê liệt".

Theo ông Có mặc dù nông dân vẫn ra đồng thu hoạch lúa được nhưng các thương lái không đến mua hoặc nhận hàng được. Điều này đồng nghĩa với việc người nông dân sẽ thiệt hại rất lớn vì thiếu nơi chứa hàng, thời tiết không thuận lợi cho việc làm khô hàng hoá.

"Nếu thu hoạch tại chỗ và sấy khô hàng hoá theo truyền thống trước đó có thể mất đi 30% thu hoạch sản lượng bởi hao hụt và thiếu nhân lực. Tình trạng này kéo dài, các nhà máy sẽ phải đóng cửa, an ninh lương thực trong nước không đảm bảo.

Đợt này là lần khó khăn nhất trong 15 năm kinh doanh xuất khẩu gạo, tôi cho rằng nên xem xét cho các thương lái các tỉnh vào thu mua hàng thời điểm này, đảm bảo quy định 5K của Bộ Y tế. 

Bởi nếu không được thu mua vụ lúa hè thu này sẽ thiệt hại rất nặng và người nông dân sẽ không còn vốn để tái canh tác cho vụ mùa sau", Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE chia sẻ.

Thương lái không thể đến thu mua vì lệnh giãn cách, đầu ra vụ lúa Hè Thu tắt nghẽn - Ảnh 1.

Việc thu hoạch vụ Hè Thu trong bối cảnh 19 tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 khiến đầu ra lúa gạo đang nhiều gặp khó. (Ảnh: Báo Cần Thơ)

Trong khi đó, ông Có cho biết trên thị trường xuất khẩu, hiện tại giá gạo quốc tế đang ở mức rất thấp do đang mùa thu hoạch. Các nước nhập khẩu gạo lớn như Indonesia, Philippines dịch bệnh nặng nên nhu cầu giảm.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/thuong-lai-khong-the-den-thu-mua-vi-lenh-gian-cach-dau-ra-vu-lua-he-thu-tac-nghen-20210723150918462.htm

Thứ Sáu

Giá dầu thế giới tăng, doanh nghiệp dầu mỏ hưởng lợi?

Theo phân tích của công ty chứng khoán ACBS, diễn biến phức tạp dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực năng lượng, tạo ra những trở ngại cho giao thông vận tải, thương mại và các hoạt động kinh tế trên toàn thế giới.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dau-mo-60.htm

Theo dữ liệu của Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) từ tháng 4/2020, việc các các quốc gia "đóng cửa", giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng giảm 18 - 25%.

COVID-19 tác động lớn đến ngành dầu khí, làm giảm các hoạt động kinh tế, vận chuyển trên toàn thế giới. Sản lượng dầu thế giới giảm 9 triệu thùng/ngày, xuống còn 91 triệu thùng/ngày vào năm 2020.

Giá dầu tăng dẫn đến việc mở rộng biên lợi nhuận gộp cho các nhà sản xuất dầu. Do đó, OPEC+ đạt được thỏa thuận tăng dần sản lượng kể từ tháng 5.

Giá dầu thế giới tăng, doanh nghiệp dầu mỏ hưởng lợi - Ảnh 1.

IEA dự báo sản lượng dầu thế giới đến năm 2025 (Nguồn: ACBS)

Cụ thể, OPEC+ dự kiến bổ sung 350.000 thùng/ngày vào tháng 5, 6 và khai thác thêm 450.000 thùng/ngày kể từ tháng 7 giúp ổn định giá dầu.

OPEC cũng đạt được thỏa thuận với UAE để tăng sản lượng thêm tối đa 400.000 thùng/ngày mỗi tháng cho đến cuối năm 2022.

Động thái này thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu tăng cao khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU đang dần hồi phục sau đại dịch COVID- 19, các chiến dịch tiêm chủng vắc xin được áp dụng rộng rãi.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-dau-the-gioi-tang-doanh-nghiep-dau-mo-huong-loi-20210722170257094.htm

Thứ Tư

Trung Quốc siết sản lượng thép, nhu cầu nhập khẩu quặng sắt giảm

Theo Reuters, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 6 giảm xuống mức thấp nhất trong 13 tháng do số lượng các lô hàng sụt giảm và các nhà phân tích dự báo nhu cầu có thể tiếp tục giảm trong nửa cuối năm.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết trong tháng 6 nước này đã nhập khẩu gần 89,5 triệu tấn quặng nguyên liệu, không biến động nhiều so với tháng 5 nhưng giảm hơn 12% so với cùng kỳ năm 2020.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu gần 561 triệu tấn quặng sắt, tăng gần 3%, giá trị nhập khẩu quặng sắt tăng gần 72% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc siết sản lượng thép, nhu cầu nhập khẩu quặng sắt giảm - Ảnh 1.

Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc qua các năm (Ảnh: Reuters)

Sản lượng thép tăng mạnh với mức lợi nhuận cao khiến các nhà máy đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu quặng sắt ở Trung Quốc trong nửa đầu năm. Đồng thời đẩy giá nguyên liệu thô lên mức cao chưa từng thấy.

Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố sẽ kiểm soát sản lượng thép thô để đạt được các mục tiêu hạn chế khí thải, các nhà phân tích dự báo tiêu thụ quặng sắt sẽ giảm.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/trung-quoc-siet-san-luong-thep-nhu-cau-nhap-khau-quang-sat-giam-20210714085059457.htm

TP HCM: 738 điểm phong tỏa, quận 7 áp dụng Chỉ thị 16

Theo Ban chỉ đạo chống COVID-19 quận 7, dịch đang diễn biến phức tạp, liên tiếp nhiều ca mắc trong cộng đồng được phát hiện, đặc biệt ở các phường Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Bình Thuận. Việc thiết lập vùng phong toả nhằm ngăn chặn, dập dịch triệt để, không để lây lan các địa phương khác.

Trước đó, sáng 6/7, LOTTE Mart Nam Sài Gòn (quận 7, TP HCM) phải đóng cửa để khử khuẩn vì có ca dương tính với SARS-CoV-2 là nhân viên tiếp thị của nhà cung cấp tại siêu thị này. Khoảng 100 nhân sự làm việc ở đây đã được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và thực hiện cách ly theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Theo báo cáo của Sở Y tế TP HCM, ổ dịch tại công ty Hong IK Vina (Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7) được phát hiện hôm 3/7 khi một công nhân của công ty này đến khám tại Bệnh viện quận 7. Ngay sau đó, Trung tâm Y tế quận 7 đã rà soát và lấy mẫu xét nghiệm 983 tại doanh nghiệp này và các trường hợp tiếp xúc F0. Kết quả đến nay xác định thêm 38 ca dương tính.

TP HCM: 738 điểm phong tỏa, quận 7 áp dụng chỉ thị 16 - Ảnh 1.

Những khu vực sẽ phong tỏa ở quận 7 do dịch COVID-19. (Ảnh: UBND quận 7).

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/tp-hcm-738-diem-phong-toa-quan-7-ap-dung-chi-thi-16-20210707074653177.htm

Đất nền cả nước hạ nhiệt, lượng tìm mua chung cư tăng

Nhu cầu tìm mua chung cư tăng ở Hà Nội và TP HCM

Sang tháng 5, dòng tiền và sự quan tâm của thị trường bất động sản có sự dịch chuyển, do dịch bệnh bùng phát trở lại. 

Các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn những sản phẩm bất động sản có mức giá tăng chưa cao, mặt bằng giá hấp dẫn hơn. 

Mặt khác, ông Quốc Anh cho rằng từ trước đến nay chung cư vẫn luôn là loại hình nhận được nhiều sự quan tâm vì phục vụ phần lớn là nhu cầu thực. Giá chung cư có mức tăng ổn định, ở ngưỡng hợp lý, không bị sốt ảo hay đẩy giá như đất nền.

Đó là một trong những lý do khiến cho khi đất nền hạ nhiệt, nhu cầu tìm mua chung cư tăng ở cả Hà Nội và TP HCM. 

Đất nền cả nước hạ nhiệt, lượng tìm mua chung cư tăng - Ảnh 2.

Quý II, nhu cầu tìm mua chung cư tăng ở Hà Nội và TP HCM. (Ảnh: Hạ Vũ).

Xem thêm: https://vietnammoi.vn/dat-nen-ca-nuoc-ha-nhiet-luong-tim-mua-chung-cu-tang-20210707113502992.htm