Thứ Tư

NovaGroup từng bước tăng tỷ lệ sở hữu tại Novaland lên gần 27%, chuẩn bị IPO thành viên

 Sau khi Chủ tịch Bùi Thành Nhơn hoàn tất chuyển nhượng quyền sở hữu hơn 107,3 triệu cp NVL cho NovaGroup, NovaGroup sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại Novaland từ 19,682% lên 26,964%.

Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) vừa công bố kế hoạch chuyển nhượng quyền sở hữu hơn 107,3 triệu cp NVL để góp vốn vào CTCP NovaGroup.



Giao dịch này sẽ không thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán và dự kiến được thực hiện từ ngày 9/12 đến này 7/1/2022. Sau khi giao dịch thành công, NovaGroup sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại Novaland từ 19,682% lên 26,964%.

Tỷ lệ sở hữu của ông Bùi Thành Nhơn và NovaGroup tại Novaland trước (mặt trước) và dự kiến sau giao dịch (click vào ảnh để xem mặt sau). (Đồ họa: Nguyên Ngọc).

Nội dung này đã được HĐQT Novaland trình ĐHĐCĐ thường niên 2021 thông qua. Trước đó, NovaGroup đã có văn bản đề nghị nhận chuyển nhượng cổ phiếu NVL đang lưu hành mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.

Về phương án cụ thể, ông Bùi Thành Nhơn và vợ là bà Cao Thị Ngọc Sương sẽ chuyển nhượng cổ phần NVL cho NovaGroup.

Theo chia sẻ của bà Hoàng Thu Châu, Thành viên HĐQT kiêm TGĐ Novaland, đồng thời là người đại diện pháp luật của NovaGroup, giao dịch này thực chất là hoạt động tái cấu trúc, việc chuyển nhượng có ý nghĩa hoán đổi cổ phiếu của cổ đông từ cổ phiếu NVL thành cổ phiếu của NovaGroup. "Tỷ lệ sở hữu thực tế của các cổ đông lớn về bản chất không bị giảm", bà Châu cho hay.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/novagroup-tung-buoc-tang-ty-le-so-huu-tai-novaland-len-gan-27-chuan-bi-ipo-thanh-vien-20211208142925518.htm

NovaGroup là tập đoàn được thành lập bởi gia đình Chủ tịch Bùi Thành Nhơn. Trong đó, ông Nhơn sở hữu 70%, bà Cao Thị Ngọc Sương sở hữu 20% và phần còn lại của ông Bùi Cao Nhật Quân.

Hiện nay, gia đình ông Nhơn cũng là cổ đông lớn của Novaland với tổng tỷ lệ sở hữu 31,201% (tính đến tháng 8/2021).

Từ cuối năm ngoái, NovaGroup đã từng bước thực hiện tái cấu trúc, tập trung vào ba mảng lõi gồm BĐS, nông nghiệp, hàng tiêu dùng; bán lẻ, tiện ích dịch vụ. Các ngành bổ trợ thuộc NovaGroup là các công ty hoạt động độc lập.

Chuyên gia chỉ ra yếu tố quyết định tính khả thi của kế hoạch phát triển một triệu nhà ở giá rẻ


Trong giai đoạn dịch kéo dài khoảng nửa năm qua, người lao động chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực và thực tế đã ghi nhận làn sóng người lao động đã rời khỏi TP HCM, nhất là khi TP nới lỏng giãn cách bởi tiền thuê nhà của họ trở thành một gánh nặng...

Chủ tịch UBND TP HCM vừa đưa ra kế hoạch phát triển một triệu nhà giá rẻ dành cho người lao động. Chương trình này được đánh giá thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong việc hỗ trợ những người có thu nhập thấp, người lao động có được nơi ăn cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, từ kế hoạch tới thực tiễn vẫn cần có nhiều sự tham gia đóng góp và nguồn lực chung của cả xã hội.

Trước hết ở vấn đề quỹ đất, bất kỳ dự án nhà ở nào cũng cần đạt được những yêu cầu cơ bản về nhà ở đô thị như cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viên, cơ sở chăm sóc y tế,…) và cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, giao thông,…).

Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, câu chuyện đặt ra cho TP HCM hiện nay là quỹ đất ở khu vực trung tâm như quận 1, 3 và 7 đã không còn.

Do vậy, TP có thể cân nhắc hai phương án: Một là sử dụng quỹ đất đã dự trù sẵn từ trước tại những khu vực này để dành cho những dự án nhà ở giả rẻ. Hai là có thể lựa chọn những khu vực ngoài trung tâm như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi - nơi có những quỹ đất trống phù hợp.

Tuy nhiên, ông Khương cho rằng, vấn đề về khoảng cách đi lại giữa nơi làm việc và nơi sinh sống cũng là điều cần phải tính toán nhằm đảm bảo đời sống an sinh, đi lại, công việc của người dân.

"Bài toán kinh tế đô thị này có thể thực hiện được nếu các sở, ban, ngành quyết tâm, định hướng cũng như chỉ đạo sát sao, ông Khương cho biết."

Bên cạnh đó, theo chuyên gia Savills, vấn đề căn cơ của lực lượng lao động trong thời gian vừa qua là thu nhập thấp và không ổn định, tiền thuê nhà của họ trở thành một gánh nặng.

"Nếu chúng ta chỉ nghĩ tới việc giảm giá thuê nhà 30%- 50% thì điều này làm cho người lao động không liên kết được sự cống hiến của họ cho thành phố này. Thay vì cho thuê giá rẻ thì sao chúng ta không nghĩ đến việc bán nhà cho họ với giá phù hợp nhất, cộng với ưu đãi về thanh toán, với chu kỳ chi trả lên đến 30-50 năm.


Việc cho thuê giá rẻ không phải là hướng giải quyết vấn đề một cách triệt để, đồng thời cũng không thu hút được lực lượng lao động. Dù lực lượng lao động là công nhân hay người có trình độ cao cũng không quá khác biệt, vì khi khó khăn ai cũng có thể mất việc như nhau.

Giả sử, người đang thuê nhà và người đang mua nhà trả góp cùng mất việc, khả năng những người thuê nhà rời TP HCM sẽ cao hơn những người đang mua nhà trả góp bởi họ phải cố gắng làm việc để trả nợ, để có được ngôi nhà làm nơi an cư lạc nghiệp.

Theo chuyên gia Phan Công Chánh, việc giải bài toán nhà ở cho đại đa số người dân có nhu cầu ở thực cũng tạo ra áp lực cho chính quyền địa phương ở các TP lớn, trong đó có TP HCM. "Nhóm này là những người đang đóng góp trực tiếp sức lực, trí tuệ cho địa phương. Rõ ràng nếu không giải quyết được bài toán này thì còn nói gì đến tăng trưởng", ông Chánh nhận định.

Trong giai đoạn dịch kéo dài khoảng nửa năm qua, người lao động chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực và thực tế đã ghi nhận làn sóng người lao động đã rời khỏi TP HCM, nhất là khi TP nới lỏng giãn cách.

Các chuyên gia đánh giá, cùng với việc giá nhà tại TP HCM liên tục lập đỉnh mới, dịch COVID-19 càng như một cú huých khiến nhiều người có xu hướng tìm nơi an cư tại các khu đô thị vệ tinh thay vì bám trụ tại TP HCM như trước đây.

Bên cạnh đó, nhu cầu chọn lựa căn nhà thứ hai xuất hiện nhiều. Người dân có xu hướng mua đất để phòng thủ hơn là sinh lợi để khi tình hình bất ổn, gia đình họ có thể di chuyển về nơi an toàn hơn thay vì chật vật ở thành phố.

Thứ Ba

Giá heo hơi dịp Tết sẽ không tăng quá mạnh, tối đa đạt 60.000 đồng/kg?

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý III, thu nhập bình quân của người lao động ở hầu hết ngành kinh tế bị sụt giảm.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Bình quân thu nhập của lao động quý III đạt 5,2 triệu đồng/tháng, giảm 847.000 đồng so với quý trước và giảm 573.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Trao đổi với người viết, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết Tết đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ của các gia đình đều tăng song khả năng thanh toán lại phụ thuộc lớn vào thu nhập eo hẹp.

Trong khi, giá hàng hóa vừa chứng kiến cơn bão tăng giá, từ giá xăng dầu, gas đến các mặt hàng thực phẩm.

Giá heo hơi sẽ tăng lên mức 60.000 đồng/kg theo đà của hàng hóa vào dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 1.

Giá cả hàng hóa tăng chóng mặt theo giá xăng dầu. (Ảnh: Thời báo Ngân hàng)

"Điều này chứng tỏ giá hàng hóa đang hình thành mặt bằng giá mới, theo chiều hướng tăng, gây bất lợi cho chi tiêu của từng gia đình và làm giảm sức mua xã hội.

Nếu giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm biến động mạnh trong dịp Tết Nguyên đán tạo áp lực lớn cho người lao động có thu nhập thấp, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19", ông Phú nói.

Từ những yếu tố trên, chuyên gia này cho rằng người dân sẽ mua sắm Tết sớm hơn những năm trước.

Do đó, các địa phương, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối cần lưu ý việc chuẩn bị nguồn hàng, kết nối chuỗi cung ứng một cách đều đặn, đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.

Cùng với gas, bánh kẹo, thực phẩm, thịt heo cũng là mặt hàng được người tiêu dùng quan tâm bởi từ nguyên liệu này, người Việt có thể chế biến nhiều món ăn cổ truyền trong dịp Tết Nguyên đán.

Hiện, giá heo hơi đang dao động ở mức 43.000 – 46.000 đồng/kg, tăng 15 – 20% so với thời điểm giá chạm đáy vào giữa tháng 10.

Với mức giá này, các doanh nghiệp chăn nuôi theo chuỗi đã hòa vốn hoặc lãi nhẹ, còn chăn nuôi nông hộ không chủ động về con giống, thức ăn vẫn lỗ.

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết hiện thu nhập của người lao động vẫn thấp, đang ở giai đoạn phục hồi nên sức tiêu thụ chưa tăng.

Song, đến dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thịt heo sẽ tăng nhưng không bằng các năm trước.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-heo-hoi-dip-tet-se-khong-tang-qua-manh-toi-da-dat-60000-dong-kg-20211116181738129.htm

Thứ Năm

Giá xăng dầu hôm nay 12/11: Giá dầu tiếp tục giảm do nhu cầu tiêu thụ yếu

Giá xăng dầu hôm nay 12/11, giá dầu trong phiên giao sáng nay tiếp tục đà giảm sau phiên giảm hôm qua do nhu cầu tiêu thụ yếu.

Giá dầu ổn định ở mức thấp hơn vài cent vào thứ Năm, do thị trường vật lộn với đồng đô la Mỹ mạnh hơn cùng với lo ngại về việc gia tăng lạm phát của Mỹ, và sau khi OPEC cắt giảm dự báo nhu cầu dầu năm 2021 do giá cao.




Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 12/11/2021

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2022

Tokyo

51,110

-0,10

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 12/2021

ICE

82,4

-0,18

USD/thùng

 

Dầu Thô WTI

Giao tháng 12/2021

Nymex

81,2

-0,25

USD/thùng


Giá dầu ổn định ở mức thấp hơn vài cent vào thứ Năm, do thị trường vật lộn với đồng đô la Mỹ mạnh hơn cùng với lo ngại về việc gia tăng lạm phát của Mỹ, và sau khi OPEC cắt giảm dự báo nhu cầu dầu năm 2021 do giá cao.

Giá dầu Brent giao sau giảm 8 cent xuống 82,56 USD/thùng sau khi giảm trước đó xuống 81,66 USD. Hợp đồng tương lai của giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 2 cent xuống 81,32 USD sau khi chạm mức thấp nhất trong phiên là 80,20 USD.

Vào thứ Tư, dữ liệu của Mỹ cho thấy lạm phát giá tiêu dùng đã tăng trong tháng 10 với tốc độ hàng năm là 6,2%, tốc độ nhanh nhất trong 30 năm, phần lớn là do giá năng lượng leo thang.

Vào thứ Năm, đồng đô la đã tăng lên mức cao nhất trong 16 tháng so với đồng euro và các loại tiền tệ khác do đặt cược vào việc tăng lãi suất.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã yêu cầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia làm việc để giảm chi phí năng lượng và Ủy ban Thương mại Liên bang đẩy lùi hành vi thao túng thị trường trong lĩnh vực năng lượng.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết trong một báo cáo hàng tháng, họ dự kiến nhu cầu dầu trung bình là 99,49 triệu thùng/ngày (bpd) trong quý 4 năm 2021, giảm 330.000 thùng/ngày so với dự báo của tháng trước.

Bộ Công Thương: Giá heo hơi có thể tiếp tục tăng nhưng sẽ không biến động lớn

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong quý III/2021, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành chăn nuôi trong nước. Tại nhiều địa phương, giá các mặt hàng chăn nuôi giảm mạnh, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu tái đàn thời gian tới.

Xem thêm:  https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Trong quý III/2021, giá heo hơi trung bình trên cả nước giảm mạnh 26% – 30% so với quý trước đó, xuống khoảng 43.000-49.000 đồng/kg.

Xu hướng giảm giá tiếp tục diễn ra đến ngày 22/10, đặc biệt có một số địa phương giá xuống khoảng 30.000 đồng/kg. 

Tuy nhiên, đến cuối tháng 10, giá heo hơi đã phục hồi 3.000- 6000 đồng/kg sau khi các tỉnh, thành phố nới lỏng giãn cách xã hội. 

Bộ Công Thương: Giá heo hơi có thể tiếp tục tăng nhưng sẽ không biến động lớn - Ảnh 1.

Số liệu: Tổng hợp, biểu đồ: H.Mĩ

Cục Xuất nhập khẩu dự báo thời gian tới, giá heo hơi tiếp tục phục hồi, nhưng sẽ không có biến động lớn do lượng tiêu thụ heo vẫn còn thấp so với mức bình quân trước khi xảy ra đợt dịch COVID-19 lần thứ 4. 

Ngoài ra dịp Tết nguyên đán là thời điểm được kỳ vọng giá heo hơi tăng bởi nhu cầu của người dân cao. 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do nhu cầu yếu nên nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam có xu hướng giảm trong quý III/2021. 

Trong đó, Việt Nam nhập khẩu 42 nghìn tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 96,7 triệu USD, giảm 23,2% về lượng và giảm 26% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nga, Brazil, Đức, Canada và Hà Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt heo cho Việt Nam. 

Qua số liệu cho thấy, tỷ trọng thịt heo nhập khẩu chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng sản lượng thịt heo tiêu thụ trong nước, phần lớn thịt heo đông lạnh nhập khẩu được tiêu thụ tại các nhà hàng.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/bo-cong-thuong-gia-heo-hoi-co-the-tiep-tuc-tang-nhung-se-khong-bien-dong-lon-2021110412062934.htm

Thứ Hai

Phó Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam: Người dân yên tâm, tin giá heo ổn định dần, thương lái sẽ không còn ép giá

Gần một tuần nay, sau khi công ty chăn nuôi lớn tăng giá liên tục, heo hơi ngoài thị trường cũng "đua" theo, từ mức dưới 40.000 đồng/kg lên hơn 50.000 đồng/kg.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Thông tin trên diễn đàn của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam là một trong những doanh nghiệp liên tục tăng giá heo hơi trong những ngày qua, nhờ đó giá heo trên thị trường tự do cũng khả quan hơn.

Với diễn biến tích cực của giá heo hơi sau chuỗi ngày "xám xịt"vừa qua, người viết đã có cuộc trao đổi với ông Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn xu hướng tăng giá của công ty kinh doanh heo lớn hàng đầu Việt Nam này.

Những ngày qua, nhiều thông tin cho rằng giá heo hơi tăng cao là do C.P. Việt Nam tác động. Vậy thực hư thông tin này thế nào, thưa ông?

Ông Lê Xuân Huy: Sự điều chỉnh tăng giá chủ yếu đối với heo quá lứa, từ 110 - 130 kg/con, do thị trường dần tiêu thụ tốt hơn, còn heo nhỏ hơn vẫn chưa tăng.

Đây thực tế là sự điều chỉnh giá phù hợp với size, bởi khi tiêu thụ nhiều, size heo sẽ nhỏ dần thì giá sẽ phù hợp hơn, như heo trong size thì giá khoảng 48.000 đồng/kg, còn heo quá lứa, nhiều mỡ thì giá giảm hơn. Hôm nay giá heo quá lứa nằm trong khoảng 42.000 - 48.000 đồng/kg.

Với mức giá điều chỉnh tăng trong những ngày qua, lượng heo công ty C.P Việt Nam bán ra thế nào, thưa ông?

- Ông Lê Xuân Huy: Mức tiêu thụ heo của C.P. Việt Nam đã tăng khoảng 10% so với trước. Cụ thể, tại khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước với mức cung cấp 4.000 - 5.000 con/ngày, thì số lượng đã tăng thêm khoảng 400 - 500 con/ngày. 

Nhu cầu tiêu thụ của thị trường đã phục hồi trở lại? Khu vực nào đang hút hàng nhất trên cả nước, thưa ông?

Ông Lê Xuân Huy: Thời gian trước, giá heo hơi giảm xuống thấp do lượng heo tồn đọng quá nhiều sau thời gian giãn cách xã hội.

Gần đây, thị trường tiêu thụ đã ấm hơn khi các quy định giãn cách xã hội đã dần được dở bỏ, hàng quán mở trở lại, chợ đầu mối cũng bắt đầu hoạt động và chợ truyền thống các nơi đều mở trở lại nên nhu cầu có tăng hơn. Tuy nhiên, thực tế nhu cầu tiêu thụ của người dân hiện nay vẫn đang thấp hơn trước dịch ở mức 30-45%.

Về khu vực, tôi thấy những địa phương ở miền Bắc đang có nhu cầu cao hơn, không chắc là việc xuất khẩu sang Trung Quốc có tăng trở lại hay không nhưng đây là nơi ưa chuộng tiêu thụ heo quá lứa nên việc tiêu thụ đã tăng dần,

Còn miền Nam thường sử dụng heo trong chuẩn 100 - 110 kg, tôi cho rằng những ngày tới khi các hàng quán ăn ngồi tại chỗ, chợ tiếp tục mở nhiều hơn, chắc chắn nhu cầu tiêu thụ thịt heo sẽ tăng. 

Tuy nhiên, mọi dự báo cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi trong thực tế, nhu cầu tiêu thụ thịt của người dân cũng trong giới hạn nào đó, khó có thể tăng vọt trong bối cảnh này.

Phó Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam: Người dân yên tâm, tin giá heo ổn định dần, thương lái sẽ không còn ép giá - Ảnh 1.

Giá heo hơi đã tăng từ mức dưới 40.000 đồng/kg lên hơn 50.000 đồng/kg. (Ảnh: Báo Người Lao động)

Ông đánh giá tốc độ xả hàng trong dân hiện nay thế nào? Lượng heo tồn liệu đã giảm nhiều hay chưa?

 - Ông Lê Xuân Huy: Người dân khi thấy thị trường tốt hơn và giá tăng, họ sẽ xả hàng từ từ, không như lúc giá giảm sâu họ tranh nhau bán ra. Lúc đó, do tâm lý người dân sợ xuống nữa và muốn bán tháo ra nên đã khiến thương lái càng ép giá, đẩy giá heo nhanh chóng xuống đáy. Còn hiện tại, người dân đã yên tâm và tin giá heo ổn định dần nên họ không ồ ạt bán, thương lái sẽ không đè giá xuống nữa.

Thực ra lượng heo dồn ứ chủ yếu nằm trong các doanh nghiệp, trang trại lớn, còn ở những hộ chăn nuôi số lượng quá lứa không nhiều do khi giá xuống họ đã tranh thủ đẩy hàng ra. Tuy nhiên, khi dồn dập xuất chuồng, thương lái trả bao nhiêu cũng bán đã ảnh hưởng đến thị trường chung.

Trong khi tại các doanh nghiệp, trang trại lớn mặc dù lượng heo tồn lớn nhưng có giá chuẩn nên khách hàng không thể đè giá.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/pho-tong-giam-doc-cp-viet-nam-nguoi-dan-yen-tam-tin-gia-heo-on-dinh-dan-thuong-lai-se-khong-con-ep-gia-20211029110420487.htm

Thứ Ba

Heo quá lứa, dư cung và cuộc đua gồng lỗ của nông dân: Chuyện không của riêng Việt Nam

Vài tháng gần đây, giá heo hơi tại Việt Nam liên tục giảm sâu, đặc biệt là trong giai đoạn từ tháng 9 đến nay. Điều này đang đè nặng lên ngành chăn nuôi trong nước, khiến doanh nghiệp lúng túng còn nông dân chật vật gồng lỗ.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/gia-heo-hoi.html

Trong hai tháng 3 và 4 năm nay, giá heo hơi dao động ở mức 70.000 - 75.000 đồng/kg; đến tháng 8, 9 giá tụt xuống còn 42.000 - 50.000 đồng/kg; và ở thời điểm hiện tại thì duy trì quanh mức 35.000 - 45.000 đồng/kg.

Trong khi đó, chi phí chăn nuôi khoảng 52.000 đồng/kg, có nơi lên tới 55.000 - 60.000 đồng/kg, theo số liệu từ Cục Chăn nuôi.

Một số địa phương còn ghi nhận giá xuống dưới 35.000 đồng/kg đối với heo quá lứa, khối lượng khoảng 130 - 160 kg.

Heo quá lứa, dư cung và cuộc đua gồng lỗ của nông dân: Chuyện không của riêng Việt Nam - Ảnh 1.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu giảm. Ngoài ra, dịch tả heo châu Phi (ASF) tái bùng phát tại gần 56 tỉnh, thành khiến nông dân phải tiêu hủy gần 143.000 con heo càng làm cho nhà nông nao núng.

Chưa kể, từ những tháng cuối năm ngoái, giá của nhiều loại thức ăn chăn nuôi tăng cao đến 40.000 - 45.000 đồng/bao so với tháng 10/2020, ăn mòn vào lợi nhuận của người chăn nuôi heo tại Việt Nam. Với giá heo neo quanh mức hiện tại, người nông dân đã lỗ ít nhất 1 - 2 triệu đồng/con.

Một số hộ chấp nhận gồng lỗ, chăm heo quá lứa để chờ giá heo hơi phục hồi. Nông dân vốn đã thiệt lại càng thêm hại. Số khác phải bán tống bán tháo bằng mọi giá để vớt vát, thậm chí phải tự xẻ thịt đem bán.

Theo một số ước tính, số lượng heo quá lứa còn tồn đọng tại Việt Nam chiếm khoảng 30% lượng heo đến tuổi xuất chuồng (tương đương khoảng 1,5 triệu con).

Heo quá lứa, dư cung và cuộc đua gồng lỗ của nông dân: Chuyện không của riêng Việt Nam - Ảnh 2.

Heo quá lứa, nông dân Việt Nam lỗ đầm đìa. (Ảnh minh họa: Báo Nghệ An).

Chuyện không riêng mình Việt Nam

Không chỉ ở Việt Nam, nông dân và doanh nghiệp chăn nuôi heo tại các thị trường hàng đầu như Trung Quốc, Đức, Anh,… cũng phải chật vật trước tình trạng heo khó xuất chuồng và thậm chí là nguồn cung dư thừa.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/heo-qua-lua-du-cung-va-cuoc-dua-gong-lo-cua-nong-dan-chuyen-khong-cua-rieng-viet-nam-20211025173623651.htm

Thứ Hai

Giá xăng sẽ tăng lần thứ 4 liên tiếp vào ngày mai?

Theo Bộ Công Thương cho biết giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 19/10 tăng mạnh so với kỳ tính giá ngày 11/10.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xang-dau-181.htm

Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình 95,89 USD/thùng, xăng RON 95 là 98,63 USD/thùng, cùng tăng đến 9% so với kỳ trước. Giá dầu cũng biến động đi lên, dầu thô có ngày chạm mức 96,11 USD/thùng.

Giá xăng sẽ tăng lần thứ 4 liên tiếp vào ngày mai? - Ảnh 1.

Giá bán lẻ xăng dầu tại Singapore. (Nguồn: Bộ Công Thương)

Trao đổi với Zing, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM cho biết giá xăng thế giới những ngày qua tăng rất nhanh.

Nếu không tác động đến quỹ bình ổn và giữ nguyên các loại thuế phí hiện tại, ở kỳ điều hành ngày 26/10, giá xăng E5 RON 92 có thể tăng 1.420 đồng/lít, giá xăng RON 95 tăng 1.940 đồng/lít.

Trong khi đó, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel có khả năng tăng 1.140 đồng/lít; dầu hỏa tăng 970 đồng/lít và dầu mazut tăng 180 đồng/kg.

Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ tư liên tiếp và chỉ còn kém đỉnh lịch sử khoảng 2.500 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92 và kém khoảng 1.300 đồng đối với xăng RON 95.

Cụ thể, vào ngày 7/7/2014, giá xăng lập đỉnh, E5 RON 92 có giá 25.640 đồng/lít, xăng RON 95 giá 26.140 đồng/lít.

Tính từ ngày 11/11/2020, giá các mặt hàng xăng trong nước đã tăng tới 16 lần, giảm 3 lần và giữ nguyên 3 lần, với xăng E5 RON 92 tăng tổng cộng 7.798 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 8.178 đồng/lít.

Ở chiều ngược lại, nếu cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi quỹ bình ổn, giá xăng có thể sẽ tăng ít hơn. 

Tuy nhiên, chuyên gia không nghiêng về phương án này bởi mức chi quỹ bình ổn giá xăng đang khá cao, với mặt hàng xăng E5 RON 92 là 950 đồng/lít.

Hiện tại, giá bán lẻ mặt hàng xăng trên thị trường đang ở mức cao nhất trong vòng 7 năm qua, với xăng E5 RON 92 là 21.683 đồng/lít, với xăng RON 95 là 22.879 đồng/lít.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-xang-se-tang-lan-thu-4-lien-tiep-vao-ngay-mai-20211025082201204.htm

Thứ Năm

Vì sao giá vàng tăng cao nhưng mua vào cầm chắc lỗ?

Cập nhật lúc 14h hôm nay (20/10), vàng miếng SJC đã chính thức vượt mốc 58 triệu đồng/lượng sau nhiều ngày liên tục điều chỉnh tăng.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-vang-hom-nay-92.htm

Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn giao dịch chiều mua vào - bán ra của vàng SJC ở mức 57,35 - 58,05 triệu đồng/lượng, chênh lệch giá mua – bán đang là 730.000 đồng/lượng. 

Cùng thời điểm, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đang ở mức 1.776,5 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá niêm yết ngân hàng Vietcombank, vàng thế giới tương đương 48,9 triệu đồng/lượng, tức cách biệt đến 9,2 triệu so với vàng trong nước.

Vì sao giá vàng tăng cao nhưng trữ vào là cầm chắc lỗ? - Ảnh 1.

Diễn biến giá vàng trên thị trường thế giới. (Nguồn: Kitco.com)

Trong tuần giao dịch trước đó, chênh lệch giá vàng giữa hai thị trường đã ghi nhận mức cao kỷ lục, lên đến 9,58 triệu đồng/lượng.

Theo các chuyên gia, thực tế giá vàng trong nước lâu nay vẫn cao hơn so với thế giới nhưng mức chênh này thường không nhiều. 

Đơn cử như thời điểm cuối tháng 7/2020, khi giá thế giới biến động mạnh, vàng trong nước lên cao kỳ lục hơn 60 triệu đồng/lượng thì mỗi lượng SJC cũng chỉ cao hơn giá quốc tế 2 - 2,5 triệu đồng/lượng. Đến tháng 8/2020, mức vênh giữa hai thị trường là 4 - 4,5 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước có một số thời điểm cao từ 8,5-9,5 triệu/lượng. Đây là mức chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây.

"Giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới lên đến hơn 9 triệu đồng/lượng là chuyện chưa bao giờ xảy ra", ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư của Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng, nhận định.

Chia sẻ với người viết, ông Khánh cho biết sở dĩ giá vàng trong nước cao hơn vàng thế giới nhiều như vậy là do nguồn cung vàng hiện độc quyền bởi Ngân hàng Nhà nước nên thị trường vàng khan hiếm nguồn cung, từ đó, đẩy giá lên cao.

Cùng với việc siết chặt đường biên giới khiến việc nhập lậu trở nên khó khăn, nguồn vàng lậu vì thế có khả năng giảm.

Trong khi nguồn cung thu hẹp thì một lý do nữa là lượng vàng trong năm ngoái của các doanh nghiệp nhập vào ở mức giá cao vẫn tồn kho nên hiện nay các đơn vị có xu hướng giữ giá để hạn chế rủi ro.

"Đó là lý do vì sao giá vàng thế giới tăng hoặc giảm mạnh nhưng vàng trong nước không thay đổi nhiều, thậm chí là đứng yên", ông Khánh nhận định.

Thị trường vàng Việt Nam và thế giới không liên thông với nhau. Hiện nay cơ quan nhập khẩu vàng duy nhất là Ngân hàng Nhà nước nên giá vàng trong nước có thể lên cao so với giá vàng thế giới khi nhu cầu cao.

Do đó, điều này cũng nới khoảng cách giá vàng thế giới và giá vàng trong trong nước thêm rộng. Có những thời điểm, giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi vàng trong nước không mấy động tĩnh.

Điển hình như phiên giao dịch ngày 18/10, giá vàng thế giới từ 1.780 USD/ounce lao xuống 1.768 USD/ounce, giảm 12 USD/ounce, nhưng giá vàng tại thị trường Việt Nam lại gần như đứng yên với giá SJC chốt phiên ở mức 57,1 - 57,82 triệu đồng/lượng.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/vi-sao-gia-vang-tang-cao-nhung-mua-vao-cam-chac-lo-20211018160902059.htm

\Còn tiếp...

Tham khảo: 

Thứ Tư

Ngành thép nhập siêu hơn 700 triệu USD

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 9, bán hàng thép đạt 2,2 triệu tấn, không biến động nhiều so với cùng kỳ năm 2020. Song, xuất khẩu thép đạt 802 nghìn tấn, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm 2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Lũy kế 9 tháng, bán hàng thép đạt 22 triệu tấn, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu thép đạt gần 5,7 triệu tấn, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2020.

Thống kê của VSA, trong tháng 8, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt 1,5 triệu tấn, tăng 34% so với tháng 7 và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020 về sản lượng xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu thép đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 35% so với tháng 7 và tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt khoảng 8,5 triệu tấn, tương đương 7 tỷ USD, tăng 43,5% về lượng và tăng 1,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ngành thép nhập siêu hơn 700 triệu USD trong 8 tháng - Ảnh 1.

Nguồn: VSA

Tính chung 8 tháng, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 2,7 triệu tấn, tương đương 2 tỷ USD, không biến động về lượng nhưng tăng 44% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, xuất khẩu thép các loại sang Trung Quốc đạt 1,8 triệu tấn tương đương gần 1,1 tỷ USD, giảm 13% về lượng nhưng tăng 30% về trị giá so với cùng kỳ 2020, chiếm 15% tỷ trọng xuất khẩu thép của Việt Nam.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nganh-thep-nhap-sieu-hon-700-trieu-usd-trong-8-thang-20211020001502389.htm

Những nước cờ đi ngược số đông của 'nữ hoàng hột vịt' Ba Huân

Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 bùng phát ở Hà Nội, TP HCM khiến nhiều tỉnh thành tại phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội, khiến nhu cầu tích trữ lương thực tăng cao.

Còn tiếp: https://vietnambiz.vn/moi-ngay-cung-ung-1-trieu-qua-trung-chu-tich-ba-huan-khang-dinh-se-khong-mo-kenh-phan-phoi-rieng-de-gianh-phan-voi-nguoi-chan-nuoi-2021081923135226.htm

Trong khi nhiều doanh nghiệp, tiểu thương lợi dụng thời cơ, tăng giá trứng lên 40.000 – 50.000 đồng/chục kiếm hời thì bà Phạm Thị Huân (Ba Huân), Tổng Giám đốc CTCP Ba Huân lại hai lần từ chối tăng giá, trước sau giữ giá 28.000 đồng/chục, bình ổn cho dân nghèo và người lao động.

"Sở Công Thương nói rằng với tôi rằng chị ơi doanh nghiệp vất vả 3 tại chỗ, khó quá thì chúng tôi cho chị tăng giá 2.000 đồng/chục trứng. Nhưng tôi không đồng ý vì chỉ có dân nghèo mới xài nhiều trứng".

Những nước cờ đi ngược với số đông của 'nữ hoàng hột vịt' Ba Huân - Ảnh 2.

Bà Ba Huân, TGĐ CTCP Ba Huân. (Ảnh: Website Ba Huân)

Bà Ba Huân tự nhận rằng doanh nghiệp của mình không có tiền tỷ hỗ trợ Nhà nước chống dịch, mua vắc xin, khẩu trang nhưng bà sẽ hỗ trợ giá trứng bình ổn.

Bà nhẩm tính mỗi ngày doanh nghiệp đưa ra thị trường 1 triệu quả trứng, việc giảm 2.000 đồng/chục, tức mỗi ngày có thể giảm 200 triệu, số tiền này tích lũy dần cũng được 5 tỷ, 7 tỷ, 10 tỷ hỗ trợ TP HCM chống dịch COVID-19.

"Tôi đã kinh doanh hơn một đời người chứ đâu phải mỗi giai đoạn này. TP đang khó khăn như thế, nếu doanh nghiệp "té nước theo mưa" sẽ gây biến động thị trường và làm mất tính nhân văn của chương trình bình ổn", bà Huân nói. 

Đây cũng không phải lần đầu tiên bà Ba Huân chọn cho mình lối nhỏ, ít người đi.

Trước đó, năm 2003, dịch cúm gia cầm cũng tàn phá ngành chăn nuôi, hàng triệu con gia cầm, hàng triệu quả trứng phải tiêu hủy. Bản thân Ba Huân cũng rơi vào phá sản vì lỗ 6 tỷ đồng, số tiền rất lớn ở thời điểm đó.

Bà kể thời điểm ấy đi tới đâu người ta cũng coi tôi là kẻ thất bại, bản thân bà Ba Huân cũng từng muốn buông xuôi, bán hết đất đai về quê mở tiệm vàng kiếm sống qua ngày. Nhưng bà cũng chẳng thế dứt tình.

"Cứ nghĩ đến hình ảnh nông dân đội tấm áo mưa mỏng dính, chèo ghe ra lấy trứng bán cho tôi. Chân ướt, chân ráo ngồi đếm tiền, tôi không đành lòng", ba Huân nói.

Câu hỏi thường trực trong đầu bà lúc đó rằng đại dịch cúm trên toàn cầu nhưng tại sao trứng của các nước không sao, còn trứng của Việt Nam phải đổ bỏ.

Còn tiếp...

  Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nhung-nuoc-co-di-nguoc-so-dong-cua-nu-hoang-hot-vit-ba-huan-20211019120028913.htm

Thứ Ba

Sản lượng thịt heo Trung Quốc đạt ngưỡng cao nhất 3 năm

Theo Reuters, sản lượng thịt heo Trung Quốc trong quý III đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 3 năm nhờ các chủ trang trại mở rộng quy mô từ năm ngoái nhằm phục hồi đàn sau dịch tả heo Châu Phi.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Theo đó, sản lượng heo quý III đạt hơn 12 triệu tấn, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ quý III năm 2018, thời điểm trước khi Trung Quốc bùng dịch tả heo Châu Phi.

Sản lượng heo Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 39 triệu tấn. 

Tuy nhiên, sản lượng trong quý III vẫn thấp hơn 13,5 triệu tấn so với quý II, trái với dự báo của các chuyên gia trước đó.

Việc sản lượng thịt heo tăng mạnh một phần do các ông lớn ngành chăn nuôi đẩy mạnh đầu tư hàng tỷ nhân dân tệ để mở rộng quy mô trong năm 2020 với tham vọng gia tăng thị phần sau dịch tả heo Châu Phi.

Tuy nhiên, việc giá heo hơi giảm tới 65% trong năm nay khiến nhiều hộ chăn nuôi bán tháo đồng thời nhân cơ hội loại bỏ những con nái kém năng suất hơn.

Đàn heo nái của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 0,5% so với tháng 6, theo số liệu được Bộ Nông nghiệp và Nông thôn công bố trước đó.

Bà Pan Chenjun, nhà phân tích cấp cao của Rabobank nhận định "Trong quý II, nhiều nhà sản xuất nhỏ vẫn còn hy vọng giá sẽ phục hồi. Nhưng đến quý III, khoản lỗ đã kéo dài đủ lâu để họ dừng lại và không còn dòng tiền".

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/san-luong-thit-heo-trung-quoc-dat-nguong-cao-nhat-3-nam-20211018154746608.htm