Thứ Ba

Từ câu chuyện mì Hảo Hảo bị thu hồi, bài học quản lý chất cấm cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang EU

Gần đây một số doanh nghiệp Việt bị EU thu hồi sản phẩm sau khi phát hiện tồn dư chất Ethylene Oxide (EO) vượt quá mức cho phép.

Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết EU xếp EO thuộc nhóm hóa chất nguy cơ gây ung thư và cơ quan này cũng quy định dư lượng của EO trên ngũ cốc, hoa quả và sản phẩm động vật với mức cao nhất là 0,02 ppm, theo Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/mi-hao-hao.html

"Mỗi nước có quy định khác nhau về lượng tồn dư chất này. Thời gian gần đây, EU siết chặt các quy trình kiểm soát dư lượng EO trong thực phẩm và ra hàng trăm cảnh báo cho các nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên, ở một thị trường khó tính khác là Mỹ thì chưa có giới hạn nào về chất thường được sử dụng để diệt nấm mốc và bảo quản các loại hạt khô, đồ khô này", ông Hòa nói.

Nguồn: VTC

Trao đổi với người viết, ông Trần Tấn Hiên, Tổng giám đốc CTCP Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Trân Châu cho biết từ lâu EU công bố không chấp nhận tồn dư EO và hầu hết các doanh nghiệp đều nắm rõ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp biết nhưng vẫn làm để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Ví dụ như với mặt hàng hạt tiêu, chi phí khử trùng bằng EO chỉ khoảng 70 USD/tấn trong khi khử trùng bằng công nghệ hơi nước đắt gấp 3 lần, khoảng 200 – 250 USD/tấn.

Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp khai báo chưa trung thực, dùng công nghệ khử trùng bằng EO nhưng thông tin rằng sử dụng công nghệ hơi nước hoặc phương pháp khác.

Khi đối tác hậu kiểm, phát hiện sự gian dối, doanh nghiệp sẽ mất lòng tin, uy tín và ảnh hưởng đến hình ảnh chung của doanh nghiệp Việt.

"Doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường nào cần tuân thủ luật chơi của thị trường đó. Những lợi ích trước mắt không đáng để chúng ta đánh đổi những cơ hội từ EVFTA và uy tín của doanh nghiệp Việt Nam", ông Hiên nói.

Đại diện công ty Trân Châu cho rằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp cần thay đổi và thích ứng với từng thị trường.

Đơn cử như EU không chấp nhận tồn dư EO thì doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ hơi nước hoặc phương pháp bảo quản khác được EU cho phép.

Còn thị trường Mỹ chấp nhận phương pháp EO, doanh nghiệp có thể sử dụng và xác định mức tồn dư nằm trong ngưỡng cho phép.

Trong một thông cáo mới đây, ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty CP Acecook Việt Nam khẳng định không sử dụng EO đối với sản phẩm xuất khẩu sang EU. Tuy nhiên, hiện công ty vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao EO xuất hiện trên lô hàng mì Hảo Hảo vừa bị thu hồi.

"Chúng tôi đang tiến hành phân tích, kiểm tra và điều tra trên diện rộng đối với nguyên liệu, thiết bị, quy trình liên quan để tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, hữu hiệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng", ông Kajiwara Junichi nói.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/tu-cau-chuyen-mi-hao-hao-bi-thu-hoi-bai-hoc-quan-ly-chat-cam-cho-doanh-nghiep-xuat-khau-hang-sang-eu-20210831074827955.htm

Thứ Hai

Giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc theo giá dầu thế giới

Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm, giá dầu thô xuất khẩu tăng đều qua các tháng.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dau-mo-60.htm

Đáng chú ý, giá xuất khẩu dầu thô trong tháng 7 đạt 615 USD/tấn, tăng gần gấp đôi so với tháng 7/2020 và tăng khoảng 10% so với tháng 6.

Tính chung 7 tháng đầu năm, giá xuất khẩu trung bình dầu thô đạt 514 USD/tấn, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc theo giá dầu thế giới - Ảnh 1.

Giá dầu thô xuất khẩu tăng đều từ tháng 1 - 7 (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Giá dầu thô xuất khẩu được hưởng lợi từ đà phục hồi của giá dầu thế giới. Tính trong 7 tháng đầu năm nay, giá dầu Brent tăng khoảng 35%, giao dịch ở trên mức 70 USD/thùng nhờ nhiều nền kinh tế trên thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, giá dầu tăng còn nhờ tỷ lệ tiêm chủng tiếp tục tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới, việc đi lại và di chuyển đã tăng lên trong năm 2021.

Tiêu thụ dầu ngày càng tăng kết hợp với hạn chế sản xuất từ OPEC+ và sản lượng khai thác dầu thô tương đối ổn định ở Mỹ đã giữ mức cung cầu dầu toàn cầu tiệm cận mức cân bằng, làm giảm lượng hàng tồn kho.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-dau-tho-xuat-khau-cua-viet-nam-khoi-sac-theo-gia-dau-the-gioi-20210830081144527.htm

Chủ Nhật

Giá lúa gạo hôm nay 23/8: Giảm 100 đồng/kg trong ngày đầu tuần

Giá lúa gạo hôm nay 23/8 thay đổi ở một số loại lúa như OM 9582, Đài thơm 8, OM 6976, Nàng hoa 9, trong khi các loại gạo tiếp tục đi ngang so với cuối tuần trước.

Giá lúa gạo hôm nay

Tại An Giang, các loại lúa hôm nay (23/8) điều chỉnh giảm 100 đồng/kg với lúa OM 9582 xuống còn 4.600 - 4.700 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 xuống 5.600 - 5.800 đồng/kg, lúa OM 6976 xuống 5.100 - 5.200 đồng/kg; Nàng hoa 9 xuống 6.000 đồng/kg.

Campuchia xuất khẩu lúa gạo tăng - Báo Nhân Dân

Các loại còn lại ổn định so với cuối tuần trước như IR 50404 giá 4.500 - 4.700 đồng/kg, OM 5451 giá 5.000 - 5.200 đồng/kg, lúa OM 18 giữ ở mức 5.500 - 5.800 đồng/kg, lúa Nhật giá 7.500 - 7.600 đồng/kg; Nàng Nhen khô 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Cũng trong hôm nay, giá các loại gạo duy trì xu hướng ổn định. Cụ thể, tại các chợ An Giang, gạo thường 11.000 - 11.500 đồng/kg; gạo nàng Nhen 20.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 16.000 - 18.000 đồng/kg;...

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-lua-gao-hom-nay-23-8-giam-100-dong-kg-trong-ngay-dau-tuan-2021082015434316.htm


Thứ Ba

Trung Quốc bất ngờ dừng thông quan hàng hóa ở cửa khẩu Tân Thanh vì hai người Việt nhiễm COVID-19

Tạp chí Hải quan ghi nhận phản ánh của các doanh nghiệp, thương nhân cho biết kể từ sáng ngày 16/8, Trung Quốc tạm thời đóng cửa không tiếp nhận thủ tục, hàng hóa XK của Việt Nam qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/cua-khau-tan-thanh.html

Nguyên nhân phía Trung Quốc đưa ra là nắm được thông tin Chi cục Hải quan Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn) có nhân viên tiếp xúc với các ca dương tính với SARS- CoV2.

Ảnh: TTXVN

Thông tin về vấn đề này, Chi cục Hải quan Tân Thanh cho biết hai nhân viên là lái xe và nấu ăn tại chi cục được xác định là F1 và ngày 15/8 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS - CoV2.

Theo đó, nhân viên nấu ăn dương tính với SARS- CoV2 không liên quan đến cán bộ làm công tác giám sát và làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trước đó, Chi cục đã chủ động đảm bảo công tác phòng chống dịch và thông quan hàng hóa, tổ chức thành 2 bếp ăn riêng biệt, giảm nguy cơ tiếp xúc.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/trung-quoc-bat-ngo-dung-thong-quan-hang-hoa-o-cua-khau-tan-thanh-vi-hai-nguoi-viet-nhiem-covid-19-20210817075607154.htm

Thứ Bảy

Nhập khẩu ngô tăng mạnh, có tình trạng tạm nhập tái xuất?

Theo Tổng cục Hải quan nhập khẩu ngô trong tháng 7 đạt hơn 1,1 triệu tấn, tương đương 370 triệu USD tăng 33% về lượng, tăng 42% về giá trị so với tháng 6.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/thuc-an-chan-nuoi-72.htm

Lũy kế 7 tháng, nhập khẩu ngô của cả nước đạt gần 6,4 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 11,5% về lượng và tăng 48% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, nhập khẩu ngô từ Ấn Độ tăng vọt trong 7 tháng đầu năm với hơn 1 triệu tấn, tương đương gần 297 triệu USD, tăng hơn 882 lần về lượng và tăng hơn 573 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Ảnh: VnEconomy

Tại hội thảo "Tìm giải pháp bổ sung nguồn cung cấp nguyên liệu TACN tại Việt Nam", bà Đinh Thị Thúy Phương, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết việc Việt Nam phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập đã khiến giá thức ăn chăn nuôi trong nước trong 6 tháng đầu năm tăng khoảng 37%.

Nhập khẩu ngô tăng mạnh, có tình trạng tạm nhập tái xuất? - Ảnh 1.

Lượng, giá trị nhập khẩu ngô trong vòng 1 năm (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Trước kim ngạch nhập khẩu lớn, ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mai Giống Cây trồng Việt Nam băn khoăn về việc nhập khẩu ngô ngoài phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước, liệu có tình trạng tạm nhập tái xuất, đặc biệt xuất qua Trung Quốc.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nhap-khau-ngo-tang-manh-co-tinh-trang-tam-nhap-tai-xuat-20210813021558113.htm

Thứ Ba

Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu quặng sắt

Theo Australian Financial Review, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc đã giảm tháng thứ tư liên tiếp về khối lượng trong bối cảnh Bắc Kinh đang siết chặt sản lượng thép.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Ngoài ra, nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc cũng đang bị che lấp bởi lo ngại về tác động của đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất kể từ đầu năm ngoái, áp lực lạm phát và tăng trưởng ngành công nghiệp chậm trong giai đoạn phục hồi kinh tế.

Ảnh: Thép Nhật Quang

Trong khi trước đó, các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm là do vấn đề nguồn cung từ Australia và Brazil, mới đây họ lại cho rằng việc giảm lượng nhập quặng sắt là cho chính sách giảm sản lượng thép của Trung Quốc. 

Dữ liệu mới nhất của Trung Quốc cho thấy nhập khẩu quặng sắt giảm xuống mức 88,5 triệu tấn trong tháng 7, giảm khoảng 1 triệu tấn so với tháng 6. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, con số này giảm khoảng 21%.

Lượng nhập khẩu quặng sắt của nước này đã giảm dần kể từ tháng 3, một phần do nguồn cung ở nước ngoài hạn chế. Giới phân tích cho rằng dữ liệu mới nhất là một dấu hiệu cho thấy các chính sách của chính phủ nhắm tới việc giảm sản lượng thép để đáp ứng các mục tiêu phát thải carbon.

“Các nhà máy thép ở khu vực Sơn Tây đã được lệnh cắt giảm 50% công suất nhằm giới hạn sản lượng thép dưới mức cao kỷ lục của năm ngoái. Đồng thời, giới chức địa phương cam kết thực thi mạnh mẽ các hạn chế,” các nhà phân tích của Westpac nhận định.

Trung Quốc đã phát đi tín hiệu rằng họ muốn hạ nhiệt giá quặng đồng thời tìm nguồn cung mới, giảm sự phụ thuộc vào Australia. 

Dữ liệu thương mại mới nhất cũng cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Australia sang Trung Quốc tăng 37% trong 7 tháng đầu năm lên 93,5 tỷ USD, một phần nhờ giá quặng sắt tăng kỷ lục.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/trung-quoc-giam-manh-nhap-khau-quang-sat-20210810172029723.htm

Thứ Sáu

Giá phân bón tăng kỷ lục, Trung Quốc tạm ngừng xuất khẩu

Theo Reuters, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho biết quyết định tạm ngừng xuất khẩu phân bón được ban bố sau khi giá phân bón của một trong những nhà sản xuất lương thực hàng đầu thế giới tăng kỷ lục.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/phan-bon-69.htm

Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc là nhà xuất khẩu phốt phát hàng đầu thế giới. Trong nửa đầu năm 2021, nước này xuất khẩu 3,2 triệu tấn phân bón photphat diammonium và 2,4 triệu tấn urê sang Ấn Độ và Pakistan.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) thông báo cơ quan này triệu tập các doanh nghiệp sản xuất phân bón để trao đổi về việc tích trữ và đầu cơ. Tuy nhiên, danh tính của các công ty không được công khai.

Ảnh: Reuters

Các nhà phân tích cho biết kỳ vọng các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu nhà nước như Sinofert Holdings Ltd, Tập đoàn Sinoagri, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Tập đoàn Than Quốc gia Trung Quốc sẽ nằm trong số những công ty hạn chế xuất khẩu.

Cho đến hiện tại, các công ty này chưa trao đổi bất kỳ thông tin gì với báo chí về vấn đề này. Động thái này của Bắc Kinh có thể giải quyết bài toán giá nguyên liệu thô tăng vọt.

Giá phân bón ở Trung Quốc tăng kỷ lục trong năm nay trong bối cảnh nhu cầu từ đối tác nước ngoài cao hơn, trong khi sản xuất trong nước giảm và chi phí nguyên nhiên liệu cao.

Theo Gavin Ju, nhà phân tích chính về phân bón tại CRU Group đợt lũ lụt vừa qua tại tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến sản lượng của nhiều nhà máy phân bón.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-phan-bon-tang-ky-luc-trung-quoc-tam-ngung-xuat-khau-20210805092745717.htm