Thứ Tư

Gạo vàng biến đổi gen và những cuộc tranh cãi nảy lửa ở Philippines

Theo Nikkei Asia, việc Philippines chấp thuận sản xuất thương mại gạo vàng đang vướng phải làn sóng chỉ trích trong bối cảnh cả thế giới lo ngại về tính an toàn của thực phẩm biến đổi gen.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-41.htm

Bà Melanie Guavez, lãnh đạo liên minh chống thực phẩm biến đổi gen SIKWAL cho biết Camarines Sur, quê hương của bà là nơi trồng thử nghiệm lúa biến đổi gen vào năm 2013. Ngay tại thời điểm đó, hàng trăm nông dân đã nhổ bỏ lúa để các nhà chức tránh xem xét lại.

"Chính phủ không thông báo cho bất kỳ ai về những tác động tiêu cực mà gạo vàng biến đổi gen có thể gây ra với đất đai và sinh kế của nông dân.

Họ đánh trống lảng bằng cách cách chỉ nói ra một nửa sự thật, đồng thời hứa sẽ hỗ trợ người dân về giống, thuốc trừ sâu… Nhưng thực chất, họ đang cố gắng loại bỏ các phương pháp canh tác truyền thống", bà Guavez nói.

Gạo vàng biến đổi gen và những cuộc tranh cãi nảy lửa ở Philippines - Ảnh 1.

Philippines là quốc gia đầu tiên bật đèn xanh sản xuất thương mại gạo vàng biến đổi gen. (Ảnh: Reuters)

Guavez nói rằng việc trồng lúa vàng GMO buộc nông dân phải lệ thuộc quá nhiều vào thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong khi những thứ này không phải ai cũng có đủ tiền mua. 

Việc canh tác giống lúa mới có thể đẩy nông dân vào cảnh nợ nần, phải gán đất của mình cho các tập đoàn lớn để trang trải các khoản vay.

Bà Guavez lo ngại rằng chẳng bao lâu nữa vùng trồng lúa của Bicol sẽ bị các công ty thôn tính.

"Các doanh nghiệp lớn sẽ được lợi từ điều này, không phải nông dân. Chúng tôi đang cố gắng bảo vệ hạt giống bản địa và đất đai của mình. 

Chính phủ chưa từng hỏi nông dân có thực sự cần loại lúa, gạo được tạo ra trong phòng thí nghiệm? Thay vào đó, Chính phủ nên hỗ trợ các sáng kiến nông dân", bà Guavez nói.

Bà Guavez cho biết nhiều nhóm nông dân trong vùng đang lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình kêu gọi nhổ bỏ giống lúa vàng.

Cùng quan điểm, ông Giovanni Tapang, hiệu trưởng trường Đại học khoa học Philippines cho rằng tại sao đầu tư vào sản xuất lại chịu sự kiểm soát của các công ty đa quốc gia về hóa chất nông nghiệp.

"Những tuyên bố của các công ty công nghệ sinh học nông nghiệp chỉ nhấn mạnh việc cung cấp thực phẩm cho thế giới mà bỏ quên điều là phần lớn nông dân không có đất hoặc thiếu đất để duy trì cuộc sống cho cả gia đình", ông Tapang nói.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gao-vang-bien-doi-gen-va-nhung-cuoc-tranh-cai-nay-lua-o-philippines-20210928183459123.htm

Thứ Ba

Doanh nghiệp dệt may không lo thiếu đơn hàng, chỉ lo không kịp mở cửa để giữ chân khách hàng

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Nam và lan rộng ở nhiều địa phương trên cả nước đã kéo doanh thu nhiều doanh nghiệp dệt may sụt giảm mạnh, thậm chí là thua lỗ. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/det-may-67.htm

Cụ thể, như Công ty Dệt may Thành Công (Mã: TCM), theo kết quả kinh doanh được công bố doanh thu tháng 8 của đơn vị này chỉ đạt 10,5 triệu USD, tương đương 238 tỷ đồng, giảm mạnh 23% so với cùng kỳ năm trước.

Lỗ sau thuế hơn 282.400 USD, khoảng 6,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 1 triệu USD, tương đương 22,7 tỷ đồng.

Đáng chú ý, đây là tháng đầu tiên trong năm 2021 Dệt may Thành Công báo lỗ do dịch bệnh phức tạp. 

Chia sẻ với người viết, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công, cho biết: "Việc sản xuất "3 tại chỗ" chi phí quá cao, trong khi bị giới hạn người lao động không quá 50% trong tổng số hơn 6.500 lao động nên công suất hoạt động của công ty không thể cao. 

Từ đó, sản lượng bị sụt giảm đã dẫn đến việc công ty lỗ trong tháng 8 vừa qua và vấn đề mệt mỏi của doanh nghiệp là dòng tiền không thu về được thì cũng không thể trả lương cho người lao động và các chi phí khác".

Dệt may Thành Công là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng dệt may đi hầu hết các nước trên thế giới, trong đó, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 32%, tiếp đến là Hàn Quốc chiếm khoảng 28%, Nhật Bản và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo chiếm khoảng 12%.

Tuy nhiên, theo ông Tùng, với công suất sụt giảm, việc thực hiện các đơn hàng bị trì hoãn, giãn tiến độ. Có những trường hợp không được chấp nhận, đối tác đã hủy đơn hàng dù doanh nghiệp đã mua đầy đủ nguyên vật liệu sản xuất nhưng do thời gian giao hàng gia hạn quá lâu nên buộc họ phải hủy.

Với Công ty Việt Thắng Jean, doanh nghiệp này cũng đối diện tình cảnh tương tự khi các nhà máy tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai phải ngưng sản xuất do mô hình "3 tại chỗ" không hiệu quả, điều này đã khiến doanh thu của công ty trong các tháng vừa qua hoàn toàn bằng con số 0.

"Kinh doanh thời trang là mặt hàng có thời vụ nên khi các nhà máy dừng hoạt động, công ty không thể giao hàng đúng kế hoạch dù có đưa một số đơn ra miền Trung, miền Bắc nhưng sau đó cũng phải dừng lại vì dịch bệnh", ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc công ty Việt Thắng Jean chia sẻ.

Đây không phải là câu chuyện của riêng các doanh nghiệp mà thực tế đó là tình trạng chung của toàn ngành hàng khi số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 của ngành ước giảm 18,7% so với tháng 7 và giảm 5,8% so với tháng 8/2020.  

Doanh nghiệp dệt may không lo thiếu đơn hàng, chỉ lo không kịp mở cửa để giữ chân khách hàng - Ảnh 1.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may.(Ảnh: Nhịp cầu đầu tư)

Nhưng đơn hàng không sợ thiếu

Trải qua hơn hai tháng sản xuất gặp khó khăn vì dịch bệnh làm cho các doanh nghiệp trở nên kiệt sức. Thực tế này khiến các đơn vị rất mong chờ thời điểm tái hoạt động, dù ở trạng thái "bình thường mới".

Theo ông Trần Như Tùng, nếu TP HCM và các tỉnh phía Nam thực hiện đúng dự kiến mở cửa trở lại vào ngày 1/10 thì quý IV năm nay sẽ bù đắp cho quý III sụt giảm vừa qua, bởi  đây là quý cao điểm của dệt may hàng năm và vấn đề đơn hàng thường không phải lo lắng.

"Hiện tại đơn hàng của TCM đã trải dài đến hết năm nay và kéo sang quý I/2022, đơn hàng giờ không dám nhận thêm chứ không sợ thiếu. Với TCM dự kiến doanh thu sẽ thực hiện được ở mức 85-90% mục tiêu đề ra dựa trên kịch bản khả quan là kinh tế mở cửa trở lại đúng kế hoạch", Chủ tịch TCM chia sẻ.

Phân tích cụ thể nhận định này, ông Tùng cho biết dù hiện một số đối tác rục rịch chuyển đơn hàng sang các nước nhưng khách hàng vẫn sẽ nhìn vào kế hoạch mở cửa nền kinh tế.

Do đó, nếu TP HCM và các tỉnh, thành mở cửa trở lại, khả năng khách hàng sẽ tiếp tục ở lại với doanh nghiệp Việt Nam, còn nếu việc giãn cách còn kéo dài lâu hơn thì không biết tình hình sẽ thế nào. 

"Bởi các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, châu Âu sắp bước vào mùa cao điểm bán hàng là dịp Noel và Tết Dương lịch nên bây giờ mình làm còn kịp chứ chậm hơn nữa sẽ không kịp làm hàng cho họ bán, buộc họ sẽ chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác", ông Trần Như Tùng cho hay.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-det-may-khong-lo-thieu-don-hang-chi-lo-khong-kip-mo-cua-de-giu-chan-khach-hang-20210927142247565.htm

Thứ Bảy

Giá xăng dầu có thể tăng vào ngày mai?

Theo Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 20/9 tăng so với kỳ tính giá trước đó (ngày 10/9).

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xang-dau-181.htm

Theo đó, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình là 81,56 USD/thùng, chu kỳ trước là 79,52 USD/thùng.

Còn giá xăng RON 95 là 83,43 USD/thùng, kỳ trước là 81,48 USD/thùng. Như vậy, giá xăng RON 92 và giá xăng RON 95 ở chu kỳ này đều tăng khoảng 3% so với kỳ trước.

Tương tự, giá dầu trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 20/9 cũng tăng so với kỳ tính giá trước đó. Trong đó, dầu thô có ngày đạt 80,37 USD/thùng (mức cao nhất trong vòng gần 3 tháng qua).

Giá xăng dầu có thể tăng vào ngày mai? - Ảnh 1.

Giá xăng dầu bán lẻ tại Singapore (Nguồn: Bộ Công Thương)

Theo Vietnamnet, các chuyên gia nhận định rằng giá xăng thế giới những ngày qua có xu hướng tăng nên giá xăng trong nước ở phiên điều chỉnh giá ngày mai (25/9) cũng sẽ tăng theo giá xăng thế giới.

Theo dự đoán, ở kỳ điều hành ngày 25/9, nếu không tác động đến Quỹ bình ổn giá (BOG), giá xăng E5 RON 92 có khả năng tăng 370 đồng/lít, còn giá xăng RON 95 sẽ tăng 460 đồng/lít.

Còn giá bán đối với mặt hàng dầu cũng sẽ tăng. Trong đó, dầu hỏa được dự đoán tăng khoảng 380 đồng/lít và dầu mazut tăng 550 đồng/kg, còn mặt hàng dầu diesel có thể sẽ tăng 400 đồng/lít.

Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước vào phiên điều chỉnh giá ngày mai sẽ có lần tăng thứ hai liên tiếp.

Ở chiều ngược lại, nếu cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi Quỹ BOG, giá xăng, dầu trong nước ở phiên điều chỉnh giá ngày mai có thể tăng nhẹ.

Nhưng các chuyên gia không nghiêng về phương án này bởi mức chi Quỹ BOG xăng dầu đang khá cao.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-xang-dau-co-the-tang-vao-ngay-mai-20210924083525299.htm

Thứ Sáu

Bài 9: Thế giới mở cửa sống chung với COVID, chấp nhận đi trên dây, đùa với lửa

    

Sự xuất hiện của biến thể Delta đã khiến cuộc chiến chống COVID-19 trên thế giới bước sang giai đoạn mới, thay vì tìm kiếm mục tiêu "zero-COVID" như trước đây, các quốc gia đang học cách "sống chung với virus".

Sau khoảng thời gian dài phong toả, giãn cách, những cụm từ như "mở cửa", "thẻ xanh COVID", "khôi phục kinh tế" dường như đang chiếm sóng trên các bản tin về kinh tế toàn cầu.

(Done) Bài 9 - Thế giới mở cửa sống chung với COVID, chấp nhận đi trên dây, đùa với lửa - Ảnh 1.

Anh và Mỹ được biết đến như những quốc gia đầu tiên cho phép mở cửa trở lại và đến hiện tại, người dân được tham gia gần như tất cả các hoạt động.

"Chúng ta phải học cách sống chung với dịch", Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói trước khi đưa ra quyết định dỡ bỏ hầu hết các hạn chế vào ngày 19/7, được người dân Anh gọi là "ngày giải phóng". Quyết định được đưa ra  bất chấp sự gia tăng các ca nhiễm đã nhận được sự phản đối kịch liệt từ các nhà khoa học.

Còn tiếp...

Nguồn: https://vietnambiz.vn/bai-9-the-gioi-mo-cua-song-chung-voi-covid-chap-nhan-di-tren-day-dua-voi-lua-20210922114654265.htm

Thứ Năm

Giá nhôm chạm đỉnh 13 năm

Theo Nikkei Asia, giá nhôm đang ở mức cao nhất trong 13 năm khi Trung Quốc, nhà sản xuất kim loại cơ bản lớn nhất thế giới hướng đến mục tiêu giảm phát thải carbon. 

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-nhom-cham-dinh-13-nam-20210923095223138.htm

Bên cạnh đó, nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện, chi phí vận chuyển hàng hóa cao tác động đến giá cả hàng hóa, đặc biệt là nhôm.

Ngày 21/9, giá nhôm được giao dịch trên sàn kim loại London ở mức 2.827 USD/tấn, tăng 43% so với đầu năm, sau khi chạm mức cao nhất trong 13 năm là 2.916 USD/tấn vào ngày 10/9.

Trở lại đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, giá nhôm đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm là 1.429 USD/tấn.

Giá nhôm chạm đỉnh 13 năm trong bối cảnh Trung Quốc hướng đến giảm phát thải carbon - Ảnh 1.

Giá nhôm tăng 60% trong vòng 1 năm qua. (Nguồn: Nikkei Asia)

Hiện nay, nhôm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, từ các bộ phận xe hơi, lon đựng thực phẩm và đồ uống đến các linh kiện điện.

Việc thế giới thúc đẩy quá trình khử carbon trong ngắn hạn sẽ dẫn đến giá hàng hóa tăng vọt, khi các nhà sản xuất tìm kiếm những cách thay thế để tạo ra năng lượng xanh cần thiết cho sản xuất.

Khi các nền kinh tế đang dần dần phục hồi sau cú sốc COVID-19, nhu cầu nhôm đang tăng trở lại, đặc biệt là từ Trung Quốc, chiếm 60% tiêu thụ toàn cầu.

Tuy nhiên, sản xuất nhôm từ Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán và giá than nhiệt tăng cao. Một yếu tố khác là các nhà máy thủy điện và nhiệt điện đang gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng điện do mục tiêu giảm phát thải của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Tập Cận Bình kỳ vọng lượng khí thải của Trung Quốc sẽ giảm mạnh trước năm 2030 và đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2060.

Hiện, sản xuất nhôm chiếm khoảng 4% tổng lượng khí thải carbon của Trung Quốc. Việc hạn chế sản xuất nhôm, thép và xi măng dự kiến sẽ kiềm chế lượng khí thải.

Chính quyền Bắc Kinh cho biết họ muốn giới hạn công suất sản xuất hàng năm của ngành và các nhà máy để giảm lượng khí thải, đồng thời chuyển sang sản xuất nhôm thứ cấp hoặc tái chế.

Một trong những thách thức mà ngành nhôm phải đối mặt là giá năng lượng ngày càng tăng. Trước đây, các nhà máy luyện nhôm chuyển đến tỉnh Vân Nam, nơi có các nhà máy thủy điện được hưởng mức giá ưu đãi.

Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ Trung Quốc không khuyến khích nhiều nhà sản xuất công nghiệp đến tỉnh này và ngày càng có ít lò luyện được hưởng lợi từ giá điện.

Ngoài ra, các ngành tiêu thụ điện năng lớn khác như các nhà sản xuất silicon và magie cũng đang được mở rộng, làm tăng thêm nguy cơ mất điện.

Uday Patel, một nhà phân tích tại tập đoàn năng lượng Wood Mackenzie cho biết: "Hiển nhiên, điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất cho các lò luyện và biểu hiện trực tiếp ở giá sản phẩm".

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-nhom-cham-dinh-13-nam-20210923095223138.htm

Thứ Tư

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3)

Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội đáng chú ý.


7. Khu đất nối phố Nhật Chiêu - Lạc Long Quân

Theo bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020, nhiều khu đất đã được đưa vào kế hoạch sử dụng để triển khai các tuyến đường giao thông trên địa bàn quận Tây Hồ. Trong đó, đáng chú ý có khu đất nối phố Nhật Chiêu với đường Lạc Long Quân với diện tích khoảng 3.525,042 m2, dài khoảng 240 m.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 1.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở quận Tây Hồ. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 2.

Khu đất sắp thu hồi nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 3.

Khu đất có điểm đầu trên đường Lạc Long Quân, đối diện Lotte Mall Hà Nội, gần ngõ 566.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 4.

Khu đất kết thúc ở phố Nhật Chiêu.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở quận Tây Hồ, Hà Nội (phần 3) - Ảnh 5.

Toàn cảnh khu đất sắp thu hồi mở đường ở quận Tây Hồ.

Thứ Ba

Thực hư việc thương lái ngoài tỉnh khó vào Cà Mau thu mua lúa

Chia sẻ với người viết, ông K., thương lái thuộc Công ty TNHH Đầu tư phát triển nông nghiệp Bốn Mùa, cho biết đơn vị gặp nhiều khó khăn khi vào tỉnh Cà Mau thu mua, vận chuyển lúa do địa phương không cho người và phương tiện ra vào địa bàn, nếu ra, vào thì phải cách ly tập trung. Do đó, công ty không thể vận chuyển lúa về nhà máy tại tỉnh Kiên Giang.

Còn tiếp: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-41.htm

Theo ông K, đầu vụ công ty ông có đầu tư vật tư nông nghiệp như phân bón sinh học và thuốc bảo vệ thực vật tại vùng nguyên liệu có diện tích khoảng 50 ha ở xã Khánh Bình Tây Bắc và U Minh, thuộc tỉnh Cà Mau nhưng hiện tại không thể vào thu mua lúa theo hợp đồng đã ký.

"Tiền đầu vụ đầu tư vật tư nông nghiệp là 1,5 triệu đồng/ha cho nông dân và trước khi thu hoạch 15 ngày tạm cọc thêm 200.000 đồng/công (1 công khoảng 1/10 ha), tương đương với số tiền tạm cọc cho 50 ha là 100 triệu đồng. Nhưng khả năng không vào thu mua theo hợp đồng nông dân không chịu trả tiền thì cũng phải chịu", ông K. chia sẻ.

Cũng theo thương lái này khó khăn lớn nhất hiện nay là quy định vào Cà Mau phải cách ly tập trung 14 ngày và khi vào tỉnh này mua lúa thì phải đi bằng phương tiện ghe nhưng không được lên bờ. Do đó, ông K. phải nhờ thương lái khác thu mua tiếp được một phần, phần còn lại nông dân tự bán bên ngoài.

"Tôi đã liên hệ trực tiếp Sở Nông nghiệp Cà Mau để trình bày trường hợp cụ thể của mình với hợp đồng rõ ràng, đảm bảo tuân thủ quy định, không làm lây lan dịch và chỉ xin vào địa phương 3 ngày để thu mua lúa nhưng vẫn không được chấp thuận", ông K. cho biết thêm.

Thực hư việc thương lái ngoài tỉnh khó vào Cà Mau thu mua lúa - Ảnh 1.

Cà Mau quản lý người đi trên phương tiện thu mua lúa, yêu cầu họ sinh hoạt trên ghe, không tiếp xúc với người địa phương. (Ảnh: CTTĐT Cà Mau)

Liên quan đến thông tin phản ánh trên, người viết đã liên hệ ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, để tìm hiểu cụ thể quy định hiện hành của địa phương.

Theo ông Bằng, để đảm bảo an toàn trong quá trình thu mua, vận chuyển lúa, nhất là đối với các ghe thu mua lúa từ ngoài tỉnh, Cà Mau đã tăng cường siết chặt các biện pháp theo quy định trong phòng, chống dịch COVID-19 như kiểm soát, quản lý người đi trên phương tiện thu mua lúa, yêu cầu họ sinh hoạt trên ghe, không tiếp xúc với người địa phương, sau khi nhận hàng xong cần chuyển đi nhanh chóng.

"Nếu ai muốn ở lại và ra khỏi phương tiện, lưu thông trên địa bàn để có thời gian thu mua thì phải cách ly 14 ngày theo quy định. Còn nếu vẫn ở trên phương tiện, không tiếp xúc với bên ngoài thì không có vấn đề gì vì họ có thể phối hợp với chính quyền địa phương để tổ chức sản xuất hỗ trợ lực lượng thu mua, vận chuyển đến phương tiện, thương lái đến mua thì chỉ tiếp nhận sản phẩm và đưa đi", Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau cho hay.

Còn tiếp...

Chủ Nhật

Nguồn tiền đã cạn, doanh nghiệp dệt may VitaJean cần bơm thêm 100 tỷ đồng

Theo số liệu của Vitas, thời điểm này có đến 97% các doanh nghiệp trong ngành dệt may tại các tỉnh phía Nam đều phải đóng cửa vì dịch bệnh COVID-19.

Còn lại khoảng 3% vẫn hoạt động theo phương án "3 tại chỗ" với 30 – 40% công suất, chủ yếu phục vụ khâu phát triển mẫu hoặc giao các đơn hàng gấp.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/det-may-67.htm

Trao đổi với người viết, ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean), Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM cho biết việc gián đoạn sản xuất khiến đầu ra và dòng tiền của các doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng rất nặng nề.

Chưa kể, chi phí phát sinh trong sản xuất 3 tại chỗ như xét nghiệm, mua sắm thiết bị cần thiết để duy trì "3 tại chỗ"… không phải là con số nhỏ.

"Chu kỳ quay vòng dòng tiền ngành dệt may khoảng 3 – 6 tháng. Dòng tiền của VitaJean đến cuối tháng là hết, dòng tiền mới thì không kịp về.

Nguồn tiền đã cạn, doanh nghiệp dệt may VitaJean cần bơm thêm 100 tỷ đồng  - Ảnh 2.

Công nhân dệt may được tiêm đủ 2 mũi vắc xin muốn trở lại nhà máy nhưng các địa phương vẫn làm khó (Ảnh: TTXVN)

Doanh nghiệp đang cần huy động khoảng vốn lưu động 100 tỷ đồng chi trả lương cho công nhân, 3 tại chỗ, mua nguyên liệu cho mùa Xuân – Hè", ông Việt nói.

Đại diện VitaJean lý giải ngành dệt may sản xuất theo thời vụ, thời điểm này các doanh nghiệp đang gấp rút hoàn thiện những đơn hàng Thu – Đông cuối cùng và chuẩn bị nguyên liệu sản xuất hàng năm 2022.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến doanh nghiệp chỉ dùng 50% nguyên liệu mùa Thu – Đông, còn lại phải cho vào kho lưu trữ cho năm sau bởi nếu cố gắng sản xuất, giá sản phẩm có thể bị giảm 20 – 30%, doanh nghiệp sẽ lỗ và không hiệu quả.

Do đó, VitaJean cũng đang theo dõi tình hình mở cửa của các địa phương để giải tỏa kho hàng khoảng 1 triệu sản phẩm với giá trị 100 triệu đồng/lô.

Ông Việt cho rằng: "Nếu giải quyết được số hàng này, dòng tiền mới sẽ về nhưng chậm trong khi doanh nghiệp cần vốn gấp để mua nguyên liệu.

Vì vậy, doanh nghiệp làm việc với các ngân hàng nâng cao hạn mức tín dụng, vay thế chấp trên tài sản cố định từ 50% lên 70 – 80% và có hai ngân hàng chấp thuận. Đồng thời, đề xuất Ngân hàng Chính sách xã hội có chính sách tín dụng cho doanh nghiệp để trả lương cho công nhân".

Ông Thắng nhận định VitaJean làm việc với ngân hàng khá thuận lợi vì tạo được uy tín trước đó và có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, rủi ro thấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ, rủi ro cao khác đang rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay bởi ngân hàng không dám cho vay.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nguon-tien-da-can-doanh-nghiep-det-may-vitajean-can-bom-them-100-ty-dong-20210918112722766.htm

Thứ Sáu

Xuất khẩu thép cuộn cán nóng tăng gần 2,5 lần trong 8 tháng đầu năm

Trong 8 tháng đầu năm sản lượng thép cuộn cán nóng tăng tới 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái đạt hơn 4,7 triệu tấn và bán hàng cũng ghi nhận tốc độ tăng tương đương lên 4,8 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 2,45 lần lên gần 1 triệu tấn.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 8, sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) đạt hơn 641 nghìn tấn tăng 8,45% so với tháng 7 và tăng 44,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Bán hàng đạt 626.591 tấn, tăng 12% so với tháng trước và tăng 79% so với cùng kỳ 2020.

Xuất khẩu thép cuộn cán nóng tăng gần 2,5 lần trong 8 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Diễn biến giá HRC quốc tế từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021. (Đơn vị: USD/tấn. Nguồn: VSA tổng hợp từ S&P Global Platts)

8 tháng đầu năm 2021 ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong hoạt động sản xuất, bán hàng HRC. 

Cụ thể, sản lượng tăng tới 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái đạt hơn 4,7 triệu tấn và bán hàng cũng ghi nhận tốc độ tăng tương đương lên 4,8 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 2,45 lần lên gần 1 triệu tấn.

Trong số 4,7 triệu tấn thép HRC, CTCP Tập đoàn Hòa Phát đóng góp gần 1,7 triệu tấn, còn lại đến từ Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-thep-cuon-can-nong-tang-gan-25-lan-trong-8-thang-dau-nam-20210917160117018.htm

Dự báo nhu cầu tiêu thụ cuối năm sẽ phục hồi, cơn sốt giá thép liệu có lặp lại?

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 8, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,53 triệu tấn với trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng 33,8% về lượng và tăng 35,2% về trị giá so với tháng trước.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Còn so với tháng 8/2020, trị giá xuất khẩu của mặt hàng này cao gấp 2,5 lần. Đây là tháng có trị giá xuất khẩu sắt thép các loại cao nhất từ trước đến nay và là tháng thứ hai liên tiếp vượt 1 tỷ USD.

thép - Ảnh 1.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan. Tổng hợp: Như Huỳnh)

Chia sẻ với người viết về nguyên nhân khiến xuất khẩu sắt thép tăng trưởng sáng sủa trong tháng 8 vừa qua, đại diện Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết dịch bệnh COVID-19 kéo dài nên nhiều công trình xây dựng buộc phải tạm thời hoãn lại đặc biệt tại khu vực phía Nam, cùng với đó là chuẩn bị bước vào mùa mưa khiến cho việc tiêu thụ thép trong nước gặp khó khăn.

Cụ thể, theo số liệu của VSA, tình hình sản xuất và bán hàng thép thành phẩm các loại của các thành viên hiệp hội đều giảm sút trong tháng 8 với sản xuất thép thành phẩm đạt 2,35 triệu tấn, giảm 1,9% so với tháng 7 và chỉ tương đương với mức sản lượng cùng kỳ năm 2020.

Bán hàng thép các loại đạt 1,9 triệu tấn, giảm lần lượt 9,4% so với tháng trước và giảm 8% so với tháng 8/2020.

Trong đó, sản xuất và bán hàng thép xây dựng gần như thấp nhất trong 5 năm gần đây. Cụ thể, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 8 đạt gần 714.000 tấn, giảm hơn 2% so với tháng 7 và giảm hơn 8% so với cùng kỳ 2020. 

Bán hàng thép xây dựng chỉ đạt gần 559.500 tấn, giảm mạnh 29,3% so với tháng trước và giảm 39,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu tiêu thụ cuối năm sẽ phục hồi nhưng giá thép sẽ không còn nóng như trước - Ảnh 2.

Sản lượng bán hàng thép xây dựng tháng 8/2021 gần như thấp nhất trong 5 năm gần đây. (Nguồn: VSA)

Đại diện VSA cho hay trước thực tế này, các doanh nghiệp trong ngành đã phải tìm hướng đẩy mạnh xuất khẩu. Và điều kiện giúp việc xuất khẩu thuận lợi trong tháng 8 vừa qua là do Việt Nam đang tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương như CPTTP, EVFTA để thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu sang các nước như châu Âu, Mỹ...

Bên cạnh đó, chính sách của Trung Quốc về môi trường đã cắt giảm sản lượng nguồn cung của nước này và chính sách bãi bỏ hoàn thuế xuất khẩu khiến cho giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng có lợi thế cạnh tranh hơn với các nước trong khu vực.

"Các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh xuất khẩu, giữ mối quan hệ và mở rộng thị trường cùng với sự chủ động trong nguồn cung ứng nguồn HRC trong nước cũng tạo điều kiện hàng hóa xuất khẩu Việt Nam có xuất xứ hàng hóa rõ ràng và thuận lợi xuất khẩu", đại diện VSA chia sẻ.

Tính đến hết tháng 8 năm 2021, cả nước xuất khẩu 8,54 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá đạt gần 7,1 tỷ USD; tăng 43,4% về lượng và 127% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, xuất khẩu nhóm hàng này tăng vượt trội sang hai thị trường EU và Mỹ. Cụ thể, xuất khẩu sang EU đạt 1,43 triệu tấn, tăng 7,5 lần, sang Mỹ đạt 540.000 tấn, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/du-bao-nhu-cau-tieu-thu-cuoi-nam-se-phuc-hoi-con-sot-gia-thep-lieu-co-lap-lai-20210916153910875.htm

Giá xăng tăng hơn 200 đồng/lít từ chiều ngày 10/9

Chiều ngày 10/9, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xang-dau-181.htm

Xăng/dầuThay đổiGiá không cao hơn

Xăng E5RON92

+252 đồng/lít

20.143 đồng/lít

Xăng RON95-III

+266 đồng/lít

21.397 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+355 đồng/lít

16.022 đồng/lít

Dầu hỏa

+320 đồng/lít

14.762 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+897 đồng/kg

15.952 đồng/kg

Mức giá trên chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 26/8.

Giá xăng tăng hơn 200 đồng/lít từ chiều ngày 10/9 - Ảnh 2.

Biến động giá bán lẻ xăng dầu trong nước tháng 1/2021-9/2021. Nguồn: Bộ Công Thương

Trong kỳ điều hành lần này Liên Bộ Công Thương - Tài chính trích lập Quỹ bình ổn giá (BOG) đối với xăng RON95 ở mức 150 đồng/lít, dầu diesel 200 đồng/lít, dầu hỏa 200 đồng/lít và dầu mazut ở mức 100 đồng/kg. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-xang-tang-hon-200-dong-lit-tu-chieu-ngay-10-9-20210910151121422.htm