Thứ Tư

NovaGroup từng bước tăng tỷ lệ sở hữu tại Novaland lên gần 27%, chuẩn bị IPO thành viên

 Sau khi Chủ tịch Bùi Thành Nhơn hoàn tất chuyển nhượng quyền sở hữu hơn 107,3 triệu cp NVL cho NovaGroup, NovaGroup sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại Novaland từ 19,682% lên 26,964%.

Ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) vừa công bố kế hoạch chuyển nhượng quyền sở hữu hơn 107,3 triệu cp NVL để góp vốn vào CTCP NovaGroup.



Giao dịch này sẽ không thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán và dự kiến được thực hiện từ ngày 9/12 đến này 7/1/2022. Sau khi giao dịch thành công, NovaGroup sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại Novaland từ 19,682% lên 26,964%.

Tỷ lệ sở hữu của ông Bùi Thành Nhơn và NovaGroup tại Novaland trước (mặt trước) và dự kiến sau giao dịch (click vào ảnh để xem mặt sau). (Đồ họa: Nguyên Ngọc).

Nội dung này đã được HĐQT Novaland trình ĐHĐCĐ thường niên 2021 thông qua. Trước đó, NovaGroup đã có văn bản đề nghị nhận chuyển nhượng cổ phiếu NVL đang lưu hành mà không phải thực hiện thủ tục chào mua công khai.

Về phương án cụ thể, ông Bùi Thành Nhơn và vợ là bà Cao Thị Ngọc Sương sẽ chuyển nhượng cổ phần NVL cho NovaGroup.

Theo chia sẻ của bà Hoàng Thu Châu, Thành viên HĐQT kiêm TGĐ Novaland, đồng thời là người đại diện pháp luật của NovaGroup, giao dịch này thực chất là hoạt động tái cấu trúc, việc chuyển nhượng có ý nghĩa hoán đổi cổ phiếu của cổ đông từ cổ phiếu NVL thành cổ phiếu của NovaGroup. "Tỷ lệ sở hữu thực tế của các cổ đông lớn về bản chất không bị giảm", bà Châu cho hay.

Nguồn: https://vietnambiz.vn/novagroup-tung-buoc-tang-ty-le-so-huu-tai-novaland-len-gan-27-chuan-bi-ipo-thanh-vien-20211208142925518.htm

NovaGroup là tập đoàn được thành lập bởi gia đình Chủ tịch Bùi Thành Nhơn. Trong đó, ông Nhơn sở hữu 70%, bà Cao Thị Ngọc Sương sở hữu 20% và phần còn lại của ông Bùi Cao Nhật Quân.

Hiện nay, gia đình ông Nhơn cũng là cổ đông lớn của Novaland với tổng tỷ lệ sở hữu 31,201% (tính đến tháng 8/2021).

Từ cuối năm ngoái, NovaGroup đã từng bước thực hiện tái cấu trúc, tập trung vào ba mảng lõi gồm BĐS, nông nghiệp, hàng tiêu dùng; bán lẻ, tiện ích dịch vụ. Các ngành bổ trợ thuộc NovaGroup là các công ty hoạt động độc lập.

Chuyên gia chỉ ra yếu tố quyết định tính khả thi của kế hoạch phát triển một triệu nhà ở giá rẻ


Trong giai đoạn dịch kéo dài khoảng nửa năm qua, người lao động chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực và thực tế đã ghi nhận làn sóng người lao động đã rời khỏi TP HCM, nhất là khi TP nới lỏng giãn cách bởi tiền thuê nhà của họ trở thành một gánh nặng...

Chủ tịch UBND TP HCM vừa đưa ra kế hoạch phát triển một triệu nhà giá rẻ dành cho người lao động. Chương trình này được đánh giá thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong việc hỗ trợ những người có thu nhập thấp, người lao động có được nơi ăn cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, từ kế hoạch tới thực tiễn vẫn cần có nhiều sự tham gia đóng góp và nguồn lực chung của cả xã hội.

Trước hết ở vấn đề quỹ đất, bất kỳ dự án nhà ở nào cũng cần đạt được những yêu cầu cơ bản về nhà ở đô thị như cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viên, cơ sở chăm sóc y tế,…) và cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, giao thông,…).

Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, câu chuyện đặt ra cho TP HCM hiện nay là quỹ đất ở khu vực trung tâm như quận 1, 3 và 7 đã không còn.

Do vậy, TP có thể cân nhắc hai phương án: Một là sử dụng quỹ đất đã dự trù sẵn từ trước tại những khu vực này để dành cho những dự án nhà ở giả rẻ. Hai là có thể lựa chọn những khu vực ngoài trung tâm như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi - nơi có những quỹ đất trống phù hợp.

Tuy nhiên, ông Khương cho rằng, vấn đề về khoảng cách đi lại giữa nơi làm việc và nơi sinh sống cũng là điều cần phải tính toán nhằm đảm bảo đời sống an sinh, đi lại, công việc của người dân.

"Bài toán kinh tế đô thị này có thể thực hiện được nếu các sở, ban, ngành quyết tâm, định hướng cũng như chỉ đạo sát sao, ông Khương cho biết."

Bên cạnh đó, theo chuyên gia Savills, vấn đề căn cơ của lực lượng lao động trong thời gian vừa qua là thu nhập thấp và không ổn định, tiền thuê nhà của họ trở thành một gánh nặng.

"Nếu chúng ta chỉ nghĩ tới việc giảm giá thuê nhà 30%- 50% thì điều này làm cho người lao động không liên kết được sự cống hiến của họ cho thành phố này. Thay vì cho thuê giá rẻ thì sao chúng ta không nghĩ đến việc bán nhà cho họ với giá phù hợp nhất, cộng với ưu đãi về thanh toán, với chu kỳ chi trả lên đến 30-50 năm.


Việc cho thuê giá rẻ không phải là hướng giải quyết vấn đề một cách triệt để, đồng thời cũng không thu hút được lực lượng lao động. Dù lực lượng lao động là công nhân hay người có trình độ cao cũng không quá khác biệt, vì khi khó khăn ai cũng có thể mất việc như nhau.

Giả sử, người đang thuê nhà và người đang mua nhà trả góp cùng mất việc, khả năng những người thuê nhà rời TP HCM sẽ cao hơn những người đang mua nhà trả góp bởi họ phải cố gắng làm việc để trả nợ, để có được ngôi nhà làm nơi an cư lạc nghiệp.

Theo chuyên gia Phan Công Chánh, việc giải bài toán nhà ở cho đại đa số người dân có nhu cầu ở thực cũng tạo ra áp lực cho chính quyền địa phương ở các TP lớn, trong đó có TP HCM. "Nhóm này là những người đang đóng góp trực tiếp sức lực, trí tuệ cho địa phương. Rõ ràng nếu không giải quyết được bài toán này thì còn nói gì đến tăng trưởng", ông Chánh nhận định.

Trong giai đoạn dịch kéo dài khoảng nửa năm qua, người lao động chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực và thực tế đã ghi nhận làn sóng người lao động đã rời khỏi TP HCM, nhất là khi TP nới lỏng giãn cách.

Các chuyên gia đánh giá, cùng với việc giá nhà tại TP HCM liên tục lập đỉnh mới, dịch COVID-19 càng như một cú huých khiến nhiều người có xu hướng tìm nơi an cư tại các khu đô thị vệ tinh thay vì bám trụ tại TP HCM như trước đây.

Bên cạnh đó, nhu cầu chọn lựa căn nhà thứ hai xuất hiện nhiều. Người dân có xu hướng mua đất để phòng thủ hơn là sinh lợi để khi tình hình bất ổn, gia đình họ có thể di chuyển về nơi an toàn hơn thay vì chật vật ở thành phố.