Thứ Ba

Heo quá lứa, dư cung và cuộc đua gồng lỗ của nông dân: Chuyện không của riêng Việt Nam

Vài tháng gần đây, giá heo hơi tại Việt Nam liên tục giảm sâu, đặc biệt là trong giai đoạn từ tháng 9 đến nay. Điều này đang đè nặng lên ngành chăn nuôi trong nước, khiến doanh nghiệp lúng túng còn nông dân chật vật gồng lỗ.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/gia-heo-hoi.html

Trong hai tháng 3 và 4 năm nay, giá heo hơi dao động ở mức 70.000 - 75.000 đồng/kg; đến tháng 8, 9 giá tụt xuống còn 42.000 - 50.000 đồng/kg; và ở thời điểm hiện tại thì duy trì quanh mức 35.000 - 45.000 đồng/kg.

Trong khi đó, chi phí chăn nuôi khoảng 52.000 đồng/kg, có nơi lên tới 55.000 - 60.000 đồng/kg, theo số liệu từ Cục Chăn nuôi.

Một số địa phương còn ghi nhận giá xuống dưới 35.000 đồng/kg đối với heo quá lứa, khối lượng khoảng 130 - 160 kg.

Heo quá lứa, dư cung và cuộc đua gồng lỗ của nông dân: Chuyện không của riêng Việt Nam - Ảnh 1.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu giảm. Ngoài ra, dịch tả heo châu Phi (ASF) tái bùng phát tại gần 56 tỉnh, thành khiến nông dân phải tiêu hủy gần 143.000 con heo càng làm cho nhà nông nao núng.

Chưa kể, từ những tháng cuối năm ngoái, giá của nhiều loại thức ăn chăn nuôi tăng cao đến 40.000 - 45.000 đồng/bao so với tháng 10/2020, ăn mòn vào lợi nhuận của người chăn nuôi heo tại Việt Nam. Với giá heo neo quanh mức hiện tại, người nông dân đã lỗ ít nhất 1 - 2 triệu đồng/con.

Một số hộ chấp nhận gồng lỗ, chăm heo quá lứa để chờ giá heo hơi phục hồi. Nông dân vốn đã thiệt lại càng thêm hại. Số khác phải bán tống bán tháo bằng mọi giá để vớt vát, thậm chí phải tự xẻ thịt đem bán.

Theo một số ước tính, số lượng heo quá lứa còn tồn đọng tại Việt Nam chiếm khoảng 30% lượng heo đến tuổi xuất chuồng (tương đương khoảng 1,5 triệu con).

Heo quá lứa, dư cung và cuộc đua gồng lỗ của nông dân: Chuyện không của riêng Việt Nam - Ảnh 2.

Heo quá lứa, nông dân Việt Nam lỗ đầm đìa. (Ảnh minh họa: Báo Nghệ An).

Chuyện không riêng mình Việt Nam

Không chỉ ở Việt Nam, nông dân và doanh nghiệp chăn nuôi heo tại các thị trường hàng đầu như Trung Quốc, Đức, Anh,… cũng phải chật vật trước tình trạng heo khó xuất chuồng và thậm chí là nguồn cung dư thừa.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/heo-qua-lua-du-cung-va-cuoc-dua-gong-lo-cua-nong-dan-chuyen-khong-cua-rieng-viet-nam-20211025173623651.htm

Thứ Hai

Giá xăng sẽ tăng lần thứ 4 liên tiếp vào ngày mai?

Theo Bộ Công Thương cho biết giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 19/10 tăng mạnh so với kỳ tính giá ngày 11/10.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xang-dau-181.htm

Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình 95,89 USD/thùng, xăng RON 95 là 98,63 USD/thùng, cùng tăng đến 9% so với kỳ trước. Giá dầu cũng biến động đi lên, dầu thô có ngày chạm mức 96,11 USD/thùng.

Giá xăng sẽ tăng lần thứ 4 liên tiếp vào ngày mai? - Ảnh 1.

Giá bán lẻ xăng dầu tại Singapore. (Nguồn: Bộ Công Thương)

Trao đổi với Zing, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM cho biết giá xăng thế giới những ngày qua tăng rất nhanh.

Nếu không tác động đến quỹ bình ổn và giữ nguyên các loại thuế phí hiện tại, ở kỳ điều hành ngày 26/10, giá xăng E5 RON 92 có thể tăng 1.420 đồng/lít, giá xăng RON 95 tăng 1.940 đồng/lít.

Trong khi đó, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel có khả năng tăng 1.140 đồng/lít; dầu hỏa tăng 970 đồng/lít và dầu mazut tăng 180 đồng/kg.

Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ tư liên tiếp và chỉ còn kém đỉnh lịch sử khoảng 2.500 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92 và kém khoảng 1.300 đồng đối với xăng RON 95.

Cụ thể, vào ngày 7/7/2014, giá xăng lập đỉnh, E5 RON 92 có giá 25.640 đồng/lít, xăng RON 95 giá 26.140 đồng/lít.

Tính từ ngày 11/11/2020, giá các mặt hàng xăng trong nước đã tăng tới 16 lần, giảm 3 lần và giữ nguyên 3 lần, với xăng E5 RON 92 tăng tổng cộng 7.798 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 8.178 đồng/lít.

Ở chiều ngược lại, nếu cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi quỹ bình ổn, giá xăng có thể sẽ tăng ít hơn. 

Tuy nhiên, chuyên gia không nghiêng về phương án này bởi mức chi quỹ bình ổn giá xăng đang khá cao, với mặt hàng xăng E5 RON 92 là 950 đồng/lít.

Hiện tại, giá bán lẻ mặt hàng xăng trên thị trường đang ở mức cao nhất trong vòng 7 năm qua, với xăng E5 RON 92 là 21.683 đồng/lít, với xăng RON 95 là 22.879 đồng/lít.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-xang-se-tang-lan-thu-4-lien-tiep-vao-ngay-mai-20211025082201204.htm

Thứ Năm

Vì sao giá vàng tăng cao nhưng mua vào cầm chắc lỗ?

Cập nhật lúc 14h hôm nay (20/10), vàng miếng SJC đã chính thức vượt mốc 58 triệu đồng/lượng sau nhiều ngày liên tục điều chỉnh tăng.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-vang-hom-nay-92.htm

Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn giao dịch chiều mua vào - bán ra của vàng SJC ở mức 57,35 - 58,05 triệu đồng/lượng, chênh lệch giá mua – bán đang là 730.000 đồng/lượng. 

Cùng thời điểm, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay đang ở mức 1.776,5 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá niêm yết ngân hàng Vietcombank, vàng thế giới tương đương 48,9 triệu đồng/lượng, tức cách biệt đến 9,2 triệu so với vàng trong nước.

Vì sao giá vàng tăng cao nhưng trữ vào là cầm chắc lỗ? - Ảnh 1.

Diễn biến giá vàng trên thị trường thế giới. (Nguồn: Kitco.com)

Trong tuần giao dịch trước đó, chênh lệch giá vàng giữa hai thị trường đã ghi nhận mức cao kỷ lục, lên đến 9,58 triệu đồng/lượng.

Theo các chuyên gia, thực tế giá vàng trong nước lâu nay vẫn cao hơn so với thế giới nhưng mức chênh này thường không nhiều. 

Đơn cử như thời điểm cuối tháng 7/2020, khi giá thế giới biến động mạnh, vàng trong nước lên cao kỳ lục hơn 60 triệu đồng/lượng thì mỗi lượng SJC cũng chỉ cao hơn giá quốc tế 2 - 2,5 triệu đồng/lượng. Đến tháng 8/2020, mức vênh giữa hai thị trường là 4 - 4,5 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá vàng trong nước có một số thời điểm cao từ 8,5-9,5 triệu/lượng. Đây là mức chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây.

"Giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới lên đến hơn 9 triệu đồng/lượng là chuyện chưa bao giờ xảy ra", ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư của Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng, nhận định.

Chia sẻ với người viết, ông Khánh cho biết sở dĩ giá vàng trong nước cao hơn vàng thế giới nhiều như vậy là do nguồn cung vàng hiện độc quyền bởi Ngân hàng Nhà nước nên thị trường vàng khan hiếm nguồn cung, từ đó, đẩy giá lên cao.

Cùng với việc siết chặt đường biên giới khiến việc nhập lậu trở nên khó khăn, nguồn vàng lậu vì thế có khả năng giảm.

Trong khi nguồn cung thu hẹp thì một lý do nữa là lượng vàng trong năm ngoái của các doanh nghiệp nhập vào ở mức giá cao vẫn tồn kho nên hiện nay các đơn vị có xu hướng giữ giá để hạn chế rủi ro.

"Đó là lý do vì sao giá vàng thế giới tăng hoặc giảm mạnh nhưng vàng trong nước không thay đổi nhiều, thậm chí là đứng yên", ông Khánh nhận định.

Thị trường vàng Việt Nam và thế giới không liên thông với nhau. Hiện nay cơ quan nhập khẩu vàng duy nhất là Ngân hàng Nhà nước nên giá vàng trong nước có thể lên cao so với giá vàng thế giới khi nhu cầu cao.

Do đó, điều này cũng nới khoảng cách giá vàng thế giới và giá vàng trong trong nước thêm rộng. Có những thời điểm, giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi vàng trong nước không mấy động tĩnh.

Điển hình như phiên giao dịch ngày 18/10, giá vàng thế giới từ 1.780 USD/ounce lao xuống 1.768 USD/ounce, giảm 12 USD/ounce, nhưng giá vàng tại thị trường Việt Nam lại gần như đứng yên với giá SJC chốt phiên ở mức 57,1 - 57,82 triệu đồng/lượng.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/vi-sao-gia-vang-tang-cao-nhung-mua-vao-cam-chac-lo-20211018160902059.htm

\Còn tiếp...

Tham khảo: 

Thứ Tư

Ngành thép nhập siêu hơn 700 triệu USD

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 9, bán hàng thép đạt 2,2 triệu tấn, không biến động nhiều so với cùng kỳ năm 2020. Song, xuất khẩu thép đạt 802 nghìn tấn, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm 2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Lũy kế 9 tháng, bán hàng thép đạt 22 triệu tấn, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu thép đạt gần 5,7 triệu tấn, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2020.

Thống kê của VSA, trong tháng 8, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt 1,5 triệu tấn, tăng 34% so với tháng 7 và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020 về sản lượng xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu thép đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 35% so với tháng 7 và tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt khoảng 8,5 triệu tấn, tương đương 7 tỷ USD, tăng 43,5% về lượng và tăng 1,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ngành thép nhập siêu hơn 700 triệu USD trong 8 tháng - Ảnh 1.

Nguồn: VSA

Tính chung 8 tháng, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 2,7 triệu tấn, tương đương 2 tỷ USD, không biến động về lượng nhưng tăng 44% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, xuất khẩu thép các loại sang Trung Quốc đạt 1,8 triệu tấn tương đương gần 1,1 tỷ USD, giảm 13% về lượng nhưng tăng 30% về trị giá so với cùng kỳ 2020, chiếm 15% tỷ trọng xuất khẩu thép của Việt Nam.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nganh-thep-nhap-sieu-hon-700-trieu-usd-trong-8-thang-20211020001502389.htm

Những nước cờ đi ngược số đông của 'nữ hoàng hột vịt' Ba Huân

Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 bùng phát ở Hà Nội, TP HCM khiến nhiều tỉnh thành tại phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội, khiến nhu cầu tích trữ lương thực tăng cao.

Còn tiếp: https://vietnambiz.vn/moi-ngay-cung-ung-1-trieu-qua-trung-chu-tich-ba-huan-khang-dinh-se-khong-mo-kenh-phan-phoi-rieng-de-gianh-phan-voi-nguoi-chan-nuoi-2021081923135226.htm

Trong khi nhiều doanh nghiệp, tiểu thương lợi dụng thời cơ, tăng giá trứng lên 40.000 – 50.000 đồng/chục kiếm hời thì bà Phạm Thị Huân (Ba Huân), Tổng Giám đốc CTCP Ba Huân lại hai lần từ chối tăng giá, trước sau giữ giá 28.000 đồng/chục, bình ổn cho dân nghèo và người lao động.

"Sở Công Thương nói rằng với tôi rằng chị ơi doanh nghiệp vất vả 3 tại chỗ, khó quá thì chúng tôi cho chị tăng giá 2.000 đồng/chục trứng. Nhưng tôi không đồng ý vì chỉ có dân nghèo mới xài nhiều trứng".

Những nước cờ đi ngược với số đông của 'nữ hoàng hột vịt' Ba Huân - Ảnh 2.

Bà Ba Huân, TGĐ CTCP Ba Huân. (Ảnh: Website Ba Huân)

Bà Ba Huân tự nhận rằng doanh nghiệp của mình không có tiền tỷ hỗ trợ Nhà nước chống dịch, mua vắc xin, khẩu trang nhưng bà sẽ hỗ trợ giá trứng bình ổn.

Bà nhẩm tính mỗi ngày doanh nghiệp đưa ra thị trường 1 triệu quả trứng, việc giảm 2.000 đồng/chục, tức mỗi ngày có thể giảm 200 triệu, số tiền này tích lũy dần cũng được 5 tỷ, 7 tỷ, 10 tỷ hỗ trợ TP HCM chống dịch COVID-19.

"Tôi đã kinh doanh hơn một đời người chứ đâu phải mỗi giai đoạn này. TP đang khó khăn như thế, nếu doanh nghiệp "té nước theo mưa" sẽ gây biến động thị trường và làm mất tính nhân văn của chương trình bình ổn", bà Huân nói. 

Đây cũng không phải lần đầu tiên bà Ba Huân chọn cho mình lối nhỏ, ít người đi.

Trước đó, năm 2003, dịch cúm gia cầm cũng tàn phá ngành chăn nuôi, hàng triệu con gia cầm, hàng triệu quả trứng phải tiêu hủy. Bản thân Ba Huân cũng rơi vào phá sản vì lỗ 6 tỷ đồng, số tiền rất lớn ở thời điểm đó.

Bà kể thời điểm ấy đi tới đâu người ta cũng coi tôi là kẻ thất bại, bản thân bà Ba Huân cũng từng muốn buông xuôi, bán hết đất đai về quê mở tiệm vàng kiếm sống qua ngày. Nhưng bà cũng chẳng thế dứt tình.

"Cứ nghĩ đến hình ảnh nông dân đội tấm áo mưa mỏng dính, chèo ghe ra lấy trứng bán cho tôi. Chân ướt, chân ráo ngồi đếm tiền, tôi không đành lòng", ba Huân nói.

Câu hỏi thường trực trong đầu bà lúc đó rằng đại dịch cúm trên toàn cầu nhưng tại sao trứng của các nước không sao, còn trứng của Việt Nam phải đổ bỏ.

Còn tiếp...

  Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nhung-nuoc-co-di-nguoc-so-dong-cua-nu-hoang-hot-vit-ba-huan-20211019120028913.htm

Thứ Ba

Sản lượng thịt heo Trung Quốc đạt ngưỡng cao nhất 3 năm

Theo Reuters, sản lượng thịt heo Trung Quốc trong quý III đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 3 năm nhờ các chủ trang trại mở rộng quy mô từ năm ngoái nhằm phục hồi đàn sau dịch tả heo Châu Phi.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Theo đó, sản lượng heo quý III đạt hơn 12 triệu tấn, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ quý III năm 2018, thời điểm trước khi Trung Quốc bùng dịch tả heo Châu Phi.

Sản lượng heo Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 39 triệu tấn. 

Tuy nhiên, sản lượng trong quý III vẫn thấp hơn 13,5 triệu tấn so với quý II, trái với dự báo của các chuyên gia trước đó.

Việc sản lượng thịt heo tăng mạnh một phần do các ông lớn ngành chăn nuôi đẩy mạnh đầu tư hàng tỷ nhân dân tệ để mở rộng quy mô trong năm 2020 với tham vọng gia tăng thị phần sau dịch tả heo Châu Phi.

Tuy nhiên, việc giá heo hơi giảm tới 65% trong năm nay khiến nhiều hộ chăn nuôi bán tháo đồng thời nhân cơ hội loại bỏ những con nái kém năng suất hơn.

Đàn heo nái của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 0,5% so với tháng 6, theo số liệu được Bộ Nông nghiệp và Nông thôn công bố trước đó.

Bà Pan Chenjun, nhà phân tích cấp cao của Rabobank nhận định "Trong quý II, nhiều nhà sản xuất nhỏ vẫn còn hy vọng giá sẽ phục hồi. Nhưng đến quý III, khoản lỗ đã kéo dài đủ lâu để họ dừng lại và không còn dòng tiền".

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/san-luong-thit-heo-trung-quoc-dat-nguong-cao-nhat-3-nam-20211018154746608.htm

Thứ Hai

Lộ diện chuỗi cửa hàng bán lẻ mới của Masan Group

Ngày 16/10, CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) đã chính thức khai trương cửa hàng CVLife đầu tiên tại TP HCM. Đây là điểm bán nằm trong chuỗi các cửa hàng tích hợp giữa WinMart+, Phúc Long, Techcombank và Phano Pharmacy.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/masan-group.html

Trao đổi với người viết, phía Masan Group xác nhận thông tin trên và cho biết trong thời gian tới công ty sẽ tiếp tục mở thêm hai cửa hàng CVLife tại Hà Nội và TP HCM.

Chiến lược tích hợp nhiều dịch vụ vào một điểm bán không phải là mới đối với Masan Group. Trước đó, tại Hà Nội, cửa hàng tích hợp WinMart+, Phúc Long và Techcombank cũng đã được khai trương hồi tháng 6.

Khi ấy, công ty cho biết các Kiosk Phúc Long sẽ chia sẻ 20% doanh thu với cửa hàng WinMart+. Hợp tác kỳ vọng góp phần tăng biên lợi nhuận toàn hệ thống cửa hàng WinMart+ hơn 4% so với mức hiện tại.

Lộ diện chuỗi cửa hàng bán lẻ mới của Masan Group - Ảnh 1.

Cửa hàng CVLife đầu tiên của Masan Group. (Ảnh: MSN).

Về hai dịch vụ tích hợp còn lại là ngân hàng và hiệu thuốc, Techcombank vốn đã nằm trong hệ sinh thái Masan Group, trong khi Phano Pharmacy, theo chia sẻ phía Masan, là đối tác chiến lược. Do đó rất có thể với sự hợp tác này, hai bên sẽ cùng nhau chia sẻ chi phí mặt bằng và doanh thu.

Chuỗi cửa hàng CVLife được phía Masan Group khẳng định vẫn nằm trong chiến lược phát triển hệ sinh thái tiêu dùng trước đó đã đưa ra. Trong chiến lược này, Masan Group hướng tới mục tiêu chuyển đổi từ điểm mua sắm thuần túy trở thành nền tảng phục vụ các nhu cầu thiết yếu mà tập đoàn gọi là nền tảng Point of Life.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/lo-dien-chuoi-cua-hang-ban-le-moi-cua-masan-group-20211018154629761.htm

Thứ Năm

Giá xăng dầu hôm nay 15/10: Giá dầu tiếp tục tăng gần 1%

 Giá xăng dầu hôm nay 15/10, giá dầu trong phiên giao sáng nay tiếp tục tăng gần 1% do nhà sản xuất dầu hàng đầu Arab Saudi đã từ chối việc tăng sản lượng cung cấp thêm cho OPEC+


Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 15/10 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 11/2021): 81,4 USD/thùng - tăng 69 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 11/2021): 84,1 USD/thùng - tăng 68 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 1/2022): 52,190 JPY/thùng - tăng 100 JPY so với phiên ngày hôm qua



Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 15/10/2021

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 1/2022

Tokyo

52,190

0,89

JPY/thùng

 

Giá dầu Brent

Giao tháng 12/2021

ICE

84,1

0,27

USD/thùng

 

Dầu Thô WTI

Giao tháng 11/2021

Nymex

81,4

0,24

USD/thùng


Giá dầu tăng hôm thứ Năm sau khi nhà sản xuất dầu hàng đầu Arab Saudi bác bỏ lời kêu gọi cung cấp thêm cho OPEC+ và Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết giá khí đốt tự nhiên tăng có thể thúc đẩy nhu cầu dầu trong các nhà máy phát điện.

Thị trường giảm đà tăng sau khi tồn kho dầu thô của Mỹ tăng nhiều hơn dự đoán do các nhà máy lọc dầu cắt giảm sản lượng trong thời gian nói chung là chậm hơn đối với các cơ sở này.

Giá dầu thô Brent giao sau tăng 57 cent, tương đương 0,7% lên 83,76 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất trong phiên là 84,50 USD/thùng. Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 52 cent lên 80,96 USD/thùng.

Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng đáng ngạc nhiên 6 triệu thùng, cao hơn nhiều so với mức tăng khiêm tốn 702.000 thùng mà các nhà phân tích dự kiến. Sản lượng tăng cao hơn, đạt 11,4 triệu thùng/ngày.Trong báo cáo hàng tháng của mình, IEA đã tăng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2022 lên 210.000 thùng/ngày và hiện dự kiến tổng nhu cầu dầu vào năm 2022 sẽ đạt 99,6 triệu thùng/ngày, cao hơn một chút so với mức trước đại dịch.

Tại cuộc họp tháng này, OPEC + vẫn giữ nguyên thỏa thuận trước đó là tăng sản lượng lên 400.000 thùng/ngày.


Thứ Ba

500 căn condotel và 1.000 biệt thự biển sắp mở bán tại Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Phú Quốc

Theo dự báo của DKRA, sức cầu chung toàn thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có thể sẽ hồi phục ở mức nhất định vào cuối quý khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên sức cầu vẫn ở mức khá thấp, khó có sự đột biến trong ngắn hạn.

Trong quý vừa qua, thị trường đón nhận 9 dự án biệt thự biển mới mở bán, bao gồm 5 dự án mới và 4 dự án thuộc giai đoạn tiếp theo.

Tổng sản phẩm cung cấp ra thị trường là 352 căn, tăng 46% so với quý trước và gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng tiêu thụ nguồn cung mới khoảng 82 căn, đạt 23%, gấp 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Nguồn cung và lượng tiêu thụ tăng so với quý trước, tuy nhiên DKRA đánh giá sức cầu chung toàn thị trường vẫn ở mức khá thấp.

Thị trường condotel khan hiếm nguồn cung, không có dự án mới mở bán. Sức cầu toàn thị trường cũng được ghi nhận ở mức rất thấp.

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều dự án khóa giỏ hàng, có 20/26 dự án không phát sinh giao dịch với lượng hàng tồn kho khoảng 3.249 căn.

Bất động sản nghỉ dưỡng quý III: Condotel 'ngủ đông', sức cầu thị trường khó đột biến - Ảnh 1.

Phân khúc nhà phố/shophouse biển có sự sụt giảm nghiêm trọng trong về nguồn cung và tiêu thụ trong quý III. (Nguồn: DKRA Việt Nam).

CNBC: Rủi ro bong bóng giá thép tại Mỹ do thiếu nguồn cung

Giá thép vẫn đang giữ ở mức cao khiến nhiều người lo ngại bong bóng mặt hàng này có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/sat-thep-74.htm

Theo CNBC, đại dịch COVID-19 đã đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu vào hỗ loạn, trong đó có cả ngành thép.

Chuyên gia kinh tế Anirban Basu đến từ Hiệp hội Bảo vệ và Đấu tranh vì lợi quyền của người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cho rằng: “Thép là ví dụ điển hình về tình trạng thiếu hụt nguồn cung, giá ngày càng leo thang và sự thất vọng của khách hàng ngày một tăng”.

Nhu cầu thép giảm bắt đầu vào thời điểm bắt đầu xảy ra đại dịch COVID-19 nhưng sau đó nhanh chóng tăng vọt trở lại. Có thời điểm giá thép tăng hơn 300% so với mức trước đại dịch ở mức hơn 1.900 USD / tấn. Trước đại dịch, thép có giá từ 500 USD/tấn đến 800 USD/tấn.

Giá thép vẫn đang giữ ở mức cao khiến nhiều người lo ngại bong bóng mặt hàng này có thể vỡ bất cứ lúc nào.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/cnbc-rui-ro-bong-bong-gia-thep-tai-my-do-thieu-nguon-cung-20211012102151366.htm

Thứ Sáu

Thua lỗ nặng vì giá heo tụt dốc, người nuôi dè dặt tái đàn, chỉ muốn treo chuồng chờ đợi

Giá heo hơi ở mức thấp trong nhiều tháng qua cùng với dịch tả heo châu Phi bùng phát trở lại tại một số địa phương và giá thức ăn chăn nuôi cao đang đẩy nhiều hộ chăn nuôi heo rơi vào tình cảnh thua lỗ nặng nề.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Chia sẻ với người viết, ông Đào Hữu Thuận, chủ trại heo tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, cho biết những ngày qua trong khi việc vận chuyển dần được nới lỏng thì thương lái vẫn đang ép giá người chăn nuôi. 

"Tôi vừa xuất bán khoảng 50 con heo nhưng giá chỉ có 40.000 đồng/kg, trong khi tiền cám vẫn rất đắt, tốn hơn 3 triệu đồng/con. Như vậy, bán ra mỗi con tôi lỗ khoảng 1 triệu đồng.

Còn nếu đi mua giống thì mức lỗ lên đến 2 - 3 triệu đồng bởi giá heo giống có nơi đến 3,5 triệu đồng/con cộng với giá thức ăn hơn 3 triệu thì tổng chi phí sản xuất cũng khoảng 7 triệu đồng", ông Thuận cho hay.

Diễn biến giá heo hơi giảm sâu cũng đã được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thống kê với số liệu cho thấy trong tháng 9, lệnh hạn chế di chuyển tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục tác động tới hoạt động vận chuyển và tiêu thụ thịt heo. 

Cùng với sản lượng tiếp tục phục hồi, giá heo hơi tiếp tục giảm trên cả nước. Cụ thể, giá heo hơi tại các khu vực miền Bắc dao động trong khoảng 44.000 - 49.000 đồng/kg, giảm 5.000-7.000 đồng/kg so với cuối tháng 8.

Tại các khu vực vực miền Trung và miền Nam dao động trong khoảng 47.000 - 49.000 đồng/kg, giảm 4.000 6.000 đồng/kg so với cuối tháng 8. 

heo - Ảnh 1.

Diễn biến giá heo hơi tại miền Bắc, miền Trung Tây Nguyên và miền Nam trong tháng 9 (ĐVT: nghìn đồng). (Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Tổng hợp/Bộ Công Thương)

Lý giải nguyên nhân người chăn nuôi thua lỗ, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho hay thời gian này ngành chăn nuôi đang chịu áp lực lớn do chuỗi cung ứng bị đứt gãy vì dịch COVID-19. 

Chưa kể, khâu lưu thông, vận chuyển vẫn gặp khó khăn, đặc biệt tại TP HCM, Hà Nội là hai thị trường tiêu thụ lớn của thịt heo, dẫn đến chi phí phát sinh nhiều nên đã có sự chênh lệch rất lớn giữa giá heo hơi tại chuồng và giá thịt heo tại chợ.

"Trong thời gian giãn cách, cùng với thu nhập người dân bị giảm sút, bếp ăn tập thể, khu công nghiệp... dừng hoạt động nên nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, kéo giá heo hơi liên tục giảm. 

Hiện giá giao động từ 40.000 - 49.000 đồng/kg nhưng có những chỗ giá tụt xuống chỉ còn 35.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg, còn với người nuôi mua giống thì chi phí lên đến 50.000 - 58.000 đồng/kg nên hiện nay người chăn nuôi lỗ rất nặng", ông Trọng cho hay.

Thua lỗ nặng vì giá heo tụt dốc, người nuôi dè dặt tái đàn, chỉ muốn treo chuồng chờ đợi - Ảnh 2.

Giá heo hơi liên tục sụt giảm khiến người chăn nuôi chịu lỗ từ 1-3 triệu đồng/con. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)

Không dám nghĩ đến tái đàn, thậm chí phải treo chuồng

Ông Đào Hữu Thuận cho biết trước đây quy mô đàn heo lên đến 3.000 - 4.000 con tuy nhiên sau đợt dịch tả heo châu Phi bùng phát hồi 2019, tổng lượng heo đã giảm sút rất nhiều nhưng trại vẫn không dám gầy lại đàn do lo ngại rủi ro dịch trở lại.

"Nuôi heo giờ rất mạo hiểm. Ví dụ để nuôi một đàn heo 50 con, số tiền đầu tư khoảng 50 triệu đồng nhưng nếu dịch tả heo châu Phi bùng phát thì người nuôi mất trắng 50 triệu đồng, chưa kể phải tốn thêm chi phí tiêu hủy heo bệnh mình cũng phải tự chịu", ông Đào Hữu Thuận chia sẻ.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/thua-lo-nang-vi-gia-heo-tut-doc-nguoi-nuoi-de-dat-tai-dan-chi-muon-treo-chuong-cho-doi-20211007121227055.htm

Thứ Tư

Tân Á Đại Thành bắt tay Daewoo E&C làm đại đô thị 266 ha ở Phú Quốc

Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc có quy mô 266 ha, trong giai đoạn đầu liên doanh Tân Á Đại Thành - Daewoo E&C sẽ triển khai xây dựng 94 căn shophouse.

Vừa qua, Tập đoàn Tân Á Đại Thành và Tập đoàn Daewoo E&C (Hàn Quốc) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư phát triển Đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc.

Theo các nội dung đã được ký kết, hai bên quyết định thành lập công ty liên doanh với tên gọi Công ty TNHH Tân Á Đại Thành – Daewoo (tên giao dịch quốc tế là TanADaiThanh – Daewoo Ltd.Co). 

Doanh nghiệp này sẽ có trụ sở tại tầng 10, số 124 Tôn Đức Thắng, TP Hà Nội. Tân Á Đại Thành và Daewoo E&C sẽ cùng nhau nghiên cứu định hướng phát triển dự án Đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc tại Phú Quốc. 

Dự án này có quy mô 266 ha, các bên sẽ tập trung vào công tác quy hoạch, định hướng sản phẩm, cảnh quan và các giải pháp toàn diện cho môi trường sống. 

Tân Á Đại Thành bắt tay Daewoo E&C làm đại đô thị 266 ha ở Phú Quốc - Ảnh 1.

(Ảnh: Tân Á Đại Thành).

Thứ Hai

Việt Nam tăng cường nhập khẩu khí đốt khi giá thế giới lên cao

Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong tháng 8 đạt gần 250 nghìn tấn, giá trị 173 triệu USD, tăng 18% về lượng và tăng 25% về giá trị so với tháng 7. Đây là tháng thứ hai liên tiếp nhập khẩu khí ghi nhận mức tăng đột biến.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/khi-dot-61.htm

Những đợt gián đoạn sản xuất khí đốt tự nhiên ở Nga và Na Uy, cũng như ảnh hưởng từ siêu bão Ida khiến nguồn cung khí đốt của thế giới thiếu hụt, đẩy giá khí tăng đột biến.

Ảnh: PV Gas

Giá khí đốt tự nhiên có xu hướng tăng chóng mặt ở thị trường châu Âu rồi lan sang thị trường Mỹ, châu Á, khiến cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng ngày càng nghiêm trọng.

Cuối tháng 9, giá khí đốt của Mỹ tăng hơn 180% so với 12 tháng trước, lên mức 5,9 USD/MMBtu, cao nhất kể từ tháng 2/2014.

Việt Nam tăng cường tích trữ khí đốt hóa lỏng khi giá thế giới lên cao - Ảnh 1.

Giá khí đốt ở Mỹ tăng 180% so với trong vòng 12 tháng qua. (Ảnh: CNN)

Một cuộc chiến tranh giành các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng đang diễn ra. Các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cũng đang cố gắng gom thật nhiều khí đốt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong mùa đông.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong tháng 8 đạt gần 250 nghìn tấn, giá trị 173 triệu USD, tăng 18% về lượng và tăng 25% về giá trị so với tháng 7.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, nhập khẩu khí đốt hóa lỏng đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 795 triệu USD, tăng 8% về lượng, tăng 49% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/viet-nam-tang-cuong-tich-tru-khi-dot-khi-gia-the-gioi-len-cao-20211003120529912.htm