Thứ Sáu

Thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định 1058 của Ngân hàng

Một trong những điểm nhấn tại Hội nghị sơ kết một năm triển khai Nghị định 42 về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định 1058 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 28-8-2018 là kết quả tháo gỡ nợ xấu cũng như đề xuất tăng vốn cho các ngân hàng nửa quốc doanh và quốc doanh. Trong khi hệ số an toàn vốn (CAR) của các tổ chức tín dụng cổ phần khá cao, thì của bốn ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank đều đang ngấp nghé 9%, tức sát quy định của cơ quan quản lý.
Việc tăng vốn cho các ngân hàng lớn đang ở trong thế bí. Ảnh: Nguyễn Nam.

Không thiếu phương thức để tăng vốn cho bốn ngân hàng trên, nhưng cách nào cũng vướng. Giữ lại lợi nhuận hàng năm (toàn bộ hoặc một phần), trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn thì không được Nhà nước (cụ thể ở đây là Bộ Tài chính) đồng ý. Bộ Tài chính muốn các ngân hàng trả cổ tức bằng tiền để còn có nguồn thu ngân sách.

Cách khác là Nhà nước thoái vốn, nhưng điều kiện và thủ tục thoái lại rất phức tạp. Nào là không được bán cổ phần thấp hơn thị giá trên sàn; phải nắm giữ ít nhất 12 tháng; người mua phải là những đối tác tên tuổi, uy tín, quy mô lớn từ các quốc gia phát triển. Những điều kiện này thật sự đang "trói tay" các ngân hàng. Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Vietcombank, cho biết hiện không thể tìm được đối tác từ các nền kinh tế phát triển chấp thuận trả cho cổ phiếu Vietcombank với mức gấp gần 4 lần giá trị sổ sách, tức ngang ngửa thị giá niêm yết. Thị giá cổ phiếu các ngân hàng hàng đầu khu vực, không chỉ Đông Nam Á mà cả châu Á, cao lắm cũng chỉ gấp 2 lần giá trị sổ sách. Còn đến bốn lần như Vietcombank thì họ lắc đầu.

BIDV cũng mất vài năm để tìm kiếm đối tác chiến lược, nhưng không ai trả mức giá xấp xỉ giá niêm yết hiện tại cả (trên 30.000 đồng/cổ phiếu). Agribank thì phải đến tháng 10 tới mới được phê duyệt phương án cổ phần hóa, và xác định giá trị doanh nghiệp phải kéo dài cả năm, nên sớm nhất việc IPO chỉ có thể diễn ra sau hai năm nữa, vào năm 2020.

Cách thứ ba là các ngân hàng phát hành cổ phiếu tăng vốn, bán bằng mệnh giá cho cổ đông hiện hữu, và Nhà nước nộp tiền mua. Cách này xem ra không khả thi vì ngân sách phải chi ra một khoản tiền không nhỏ. Đối với tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, ngân sách chỉ muốn thu vào, không muốn chi ra.

Việc tăng vốn cho các ngân hàng lớn, vì thế, đang ở trong thế bí.

Về nợ xấu, tại hội nghị NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của hệ thống đến ngày 30-6-2018 là 2,09% và con số tuyệt đối nợ xấu đã xử lý được 138.290 tỉ đồng. Tuy nhiên Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhấn mạnh tỷ lệ nợ xấu thực của ngành khoảng 6,6-6,7% tổng dư nợ, gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu ngoại bảng, các khoản nợ xấu đã cơ cấu và nợ xấu tiềm ẩn.

Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối tháng 5-2018 là 6.723.248 tỉ đồng, tương đương 288 tỉ đô la Mỹ. Nợ xấu như thống đốc ước tính, vào khoảng 443.734-450.457 tỉ đồng. Lần ngược lại quá khứ, cách đây khoảng ba, bốn năm, các định chế quốc tế tính toán nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tầm 600.000 tỉ đồng. Nay chúng ta đã xử lý được gần 140.000 tỉ đồng, mà vẫn còn khoảng 450.000 tỉ đồng nợ xấu nữa. Phải thừa nhận họ tính toán tương đối chính xác.

Với tỷ lệ nợ xấu thật còn cao như vậy, quyết định của NHNN không điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng cho bất cứ ngân hàng nào từ nay đến cuối năm và định hướng giảm dần tăng trưởng tín dụng những năm sau là một động thái đúng đắn, phù hợp với tình hình phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ cũng như nền kinh tế.

Trên thế giới ít có nước nào tỷ lệ tín dụng so với GDP cao như ở Việt Nam. GDP hiện nay của chúng ta ở tầm 240 tỉ đô la Mỹ, trong khi tín dụng lên tới 288 tỉ đô la Mỹ. Chúng ta đang cần 1,2 đô la Mỹ vốn vay ngân hàng để tạo ra 1 đô la Mỹ GDP. Con số này nói lên rất nhiều điều. Đó không chỉ là hiệu suất, sức cạnh tranh chưa cao của nền kinh tế, mà còn là sự lệch pha nghiêm trọng của thị trường tài chính, nơi thị trường vốn yếu ớt từ kênh chứng khoán đến trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Tất cả gánh nặng vốn đổ lên thị trường tiền tệ mà chủ yếu là các ngân hàng. Nếu tổng phương tiện thanh toán hàng năm không tăng, tức tiền không được "bơm" ra, thì kinh tế phát triển bằng gì? Còn nếu cứ tăng cung tiền, tăng tín dụng thì chẳng khác nào dồn nén lạm phát và nuôi dưỡng nợ xấu. Không thể có chuyện 100 đồng cho vay ra, ngân hàng thu hồi được trọn vẹn 100 đồng nợ gốc + lãi mà không có đồng nợ xấu nào.

Để cải cách kinh tế theo chiều sâu và bền vững, NHNN cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn, độc lập hơn về hoạt động không chỉ của chính NHNN mà cả của các ngân hàng thương mại. Như một con người, thị trường vốn sẽ bắt buộc phải tự thân vận động để trưởng thành một khi chỗ dựa dẫm là thị trường tiền tệ không cho phép nó nữa. Điều này cần phải được nhìn nhận từ góc độ định hướng chiến lược, tầm nhìn và thực tiễn.

Theo HSC, lãi suất cho vay đồng VNĐ bình quân đã tăng 0,06%

Theo HSC, lãi suất cho vay đồng VNĐ bình quân đã tăng 0,06% trong tháng 8 hay tăng 0,13% so với đầu năm. Ba ngân hàng đã tăng lãi suất cho vay trong tháng gồm ACB, VietinBank và VPBank.
acb vietinbank va vpbank bat ngo tang lai suat cho vay trong tha ng 8
Lãi suất cho vay đồng VNĐ đã tăng 0,06% trong tháng 8 (Ảnh minh hoạ)

Theo khảo sát hàng tháng của CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC), lãi suất cho vay đồng VNĐ bình quân đã tăng 0,06% trong tháng 8 hay tăng 0,13% so với đầu năm.

Lãi suất cho vay đồng VNĐ bình quân đã tăng 0,06% trong tháng 8 lên 9,09% sau khi dao động từ 9,01% - 9,04% trong 7 tháng đầu năm. Mức lãi suất hiện tại cao hơn 0,05% so với cuối năm ngoái và cao hơn 0,13% từ mức đáy 8,96% trong tháng 10 năm ngoái.

Khảo sát lãi suất áp dụng đối với các khoản vay thông thường của 10 ngân hàng lớn cho thấy xu hướng chung là lãi suất cho vay tăng. Trong tháng 8, có 3 ngân hàng đã tăng lãi suất cho vay.

Cụ thể, ACB nâng lãi suất tất cả các kỳ hạn thêm 0,2 - 0,3%; VietinBank nâng lãi suất thêm 0,2% chủ yếu đối với các khoản vay kỳ hạn trung - dài hạn; VPBank nâng lãi suất thêm 1% đối với các khoản vay kỳ hạn trung - dài hạn.

Bên cạnh đó, cũng có 2 ngân hàng khác đang trong quá trình nâng lãi suất.

Theo thông tin về hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước trong tuần từ 20/8 - 24/8/2018, mặt bằng lãi suất cho vay VNĐ phổ biến ở mức 6,0 - 9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Những con số thống kê này không thay đổi so với cuối tháng trước.

Tính đến thời điểm 30/8, tăng trưởng tín dụng đạt 8,5%, mới được 50% so với chỉ tiêu 17%.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Áp lực lên ngành chăn nuôi lợn Việt Nam

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Áp lực lên ngành chăn nuôi lợn Việt Nam
Thịt lợn trong nước sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng từ thịt nhập khẩu do ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thời điểm hiện tại, giá lợn hơi tiếp tục duy trì ở mức cao trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở miền Bắc đang được thu mua trong khoảng 50.000 đồng đến 55.500 đồng/kg. So với năm 2017, giá lợn hơi ở thời điểm này đã tăng gấp đôi.
Cụ thể, tại Hà Nam, thủ phủ nuôi lợn miền Bắc, giá lợn hơi dao động xung quanh mức 50.000 - 51.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại một số tỉnh như Thái Nguyên và Nam Định 51.000 đồng/kg. Tại miền Trung, Tây Nguyên giá lợn hơi từ 47.000 - 50.000 đồng/kg.
Các địa phương khác, giá lợn hơi duy trì ổn định, với các tỉnh trọng điểm như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau ... Vẫn đạt mức 50.000 - 51.000 đồng/kg; Tiền Giang đạt 52.000 đồng/kg.
Giá lợn bắt đầu tăng từ tháng 4 và giữ ở mức cao trong 2 tháng gần đây đã khiến các hoạt động tái đàn, quay trở lại nuôi diễn ra khởi sắc hơn trên khắp cả nước.
Bộ Nông nghiệp dự báo, giá thịt lợn trong nước vẫn ở mức cao trong một vài tháng tới. Tuy nhiên, thịt lợn trong nước sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng từ thịt nhập khẩu do ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến ngành thịt lợn Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác.
Bên cạnh đó, giá thịt lợn tiếp tục giữ ở mức cao sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng và giảm sức cạnh tranh của thịt lợn nội địa, nhất là trong bối cảnh thịt lợn ngoại nhập khẩu với giá rẻ hơn có xu hướng tăng.
Do đó, Bộ Nông nghiệp khuyến cáo, ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn cần cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành để đảm bảo cạnh tranh với thịt nhập khẩu, và nâng cao chất lượng để hướng đến xuất khẩu.
Ước tính đến tháng 8, tổng đàn lợn cả nước tăng khoảng 0,2% so với cùng thời điểm năm 2017.

Dự án đứng yên, chủ đầu tư “mất tích”

Dù đã có những quy định khá chặt chẽ đối với loại hình nhà ở hình thành trong tương lai, nhưng người mua nhà luôn trong trạng thái thấp thỏm bởi những rủi ro rình rập như dự án chậm tiến độ, thấm chí không thể bàn giao nhà.
Nỗi sợ khi mua nhà hình thành trong tương lai
Chung cư Long Phụng Residence xây dựng nhiều năm nhưng chưa thể bàn giao cho người mua
Dự án đứng yên, chủ đầu tư "mất tích"
Mới đây, Công an TP.HCM đã phát lệnh truy nã ông Huỳnh Văn Ánh, Giám đốc Công ty địa ốc Bình Tân, chủ đầu tư chung cư Long Phụng Residence (quận Bình Tân, TP,HCM) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì ông này đã bỏ trốn.
Cchung cư Long Phụng Residence tư cao 17 tầng với 105 căn hộ và một hầm để xe. Dự án được bắt đầu xây dựng từ năm 2010 và cam kết bàn giao nhà vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, khi dự xây dựng được khoảng 90% thì ngừng thi công và liên tục chậm tiến độ. Nhiều người mua đã đã đóng tiền cho chủ đầu tư đến 90%, 95% giá trị hợp đồng.
Khách hàng cho biết, lần gần nhất là tháng 4/2014, ông Huỳnh Văn Ánh, Giám đốc công ty, đã ra văn bản xin lỗi người mua nhà và cho biết đã tìm được nhà đầu tư thứ cấp giúp đỡ hoàn thiện dự án và xin lùi thời hạn giao nhà tới 30/4/2015. Nhưng từ đó đến nay, dự án bị vẫn bỏ hoang.
Đầu tháng 8/2018, hàng chục khách hàng mua nhà tại dự án này đã dọn đến ở tại công trình bất chấp dự án còn dang dở, chưa có điện nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Chị L, một khách hàng cho biết, dự án này đã đình trệ quá nhiều năm. Trong khi khách hàng phải thuê trọ, trả tiền lãi suất vay ngân hàng mua nhà mỗi tháng. Không những vậy, họ còn phát hiện chủ đầu tư bán một căn hộ cho nhiều người khác nhau. Hiện nay chủ đầu tư cũng bỏ trốn, khách hàng không biết cầu cứu ai nên phải vào ở để bảo đảm tài sản của mình.
Ngay sau khi phát hiện người dân vào ở trong công trình chưa hoàn thiện, đại diện UBND quận Bình Tân đã xuống vận động người dân không nên vào ở vì công trình hiện chưa có hệ thống điện, nước, không đảm bảo phòng cháy chữa cháy.
Ghi nhận tại dự án Long Phụng Residence, do công trình bị bỏ hoang nhiều năm nên nhiều hạng mục đã xuống cấp. Phía ngoài cổng, có một nhóm dân quân phường túc trực để đảm bảo trật tự. Bên trong, có hai bảo vệ túc trực.
Con dao hai lưỡi
Câu chuyện của khách hàng mua nhà tại dự án Long Phụng Residence là điển hình của những rủi ro mà người mua có thể gặp phải khi mua nhà theo hình thức hình thành trong tương lai. Trước đó, nhiều dự án cũng khiến khách hàng khốn khó như Gia Phú (Thủ Đức), 584 Lilama SHB Building (quận Tân Phú), PetroVietnam Landmark (quận 2)…
Mua nhà hình thành trong tương lai tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng
Một điểm chung dễ nhận thấy ở các dự án hình thành trong tương lai là việc chủ đầu tư vừa huy động vốn của người mua nhà vừa mang dự án thế chấp để vay tiền ngân hàng.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho biết việc cho phép chủ đầu tư vừa vay vốn từ ngân hàng vừa huy động từ người dân là một lỗ hổng trong hệ thống tài chính của Việt Nam.
Ông Hiếu lấy ví dụ, ở bên Mỹ không có chuyện chủ đầu tư huy động vốn từ người dân để thực hiện dự án. Người dân Mỹ muốn mua một căn hộ có thể đóng 20%, 30% hoặc 50% giá trị của căn hộ đó. Tuy nhiên, nguồn tiền này phải bỏ trong một tài khoản phong tỏa và chủ đầu tư không được đụng đến. Cho đến khi người mua đóng đủ 100% giá trị căn hộ thì lúc đó ngân hàng và chủ đầu tư sẽ giải tỏa tài khoản này. Chủ đầu tư dùng tiền này để trả khoản vay cho ngân hàng, ngược lại ngân hàng sau khi nhận đủ tiền sẽ giải chấp dự án để chủ đầu tư có thể cấp sổ cho người mua.
Ở Việt Nam, chủ đầu tư vừa có thể thế chấp dự án để vay tiền ngân hàng vừa huy động vốn từ người mua. Nhiều trường hợp khách hàng đã đóng cho chủ đầu tư đến 90% giá trị căn hộ nhưng dự án chậm tiến độ, thậm chí ngừng thi công. Lúc này, dự án trở thành nợ xấu và ngân hàng sẽ tiến hành siết nợ dù người dân đã đóng gần đủ giá trị căn hộ.
Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, so với tài sản đã có sẵn (có giấy chứng nhận sở hữu), thì việc thế chấp tài sản ở dự án nhà ở hình thành trong tương lai khá rắc rối và đồng hành nhiều rủi ro cho các bên do có nhiều chủ thể cùng tham gia tín dụng, nhưng có cùng mối quan hệ liên quan tài sản là dự án.
Chính vì cùng lúc một dự án phải gánh nhiều hình thức thế chấp tài sản song song tồn tại, nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nếu một chủ thể bị mất khả năng tài chính hoặc bị trục trặc vì những lý do nào đó, sẽ kéo theo nguy cơ ảnh hưởng đến dự án và chủ thể khác.
Nếu có vi phạm, bên nhận thế chấp phải xử lý tài sản là dự án, nhà ở thì mối quan hệ tín dụng liên quan sẽ trở nên gay gắt và đối đầu lợi ích với nhau, trong đó sẽ có bên phải trắng tay, đặc biệt là người mua nhà. Sự phức tạp về thế chấp này là do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và còn nhiều kẽ hở, nên đây luôn là lĩnh vực nhiều rủi ro.
Theo luật sư Phượng, hiện nay, trên thị trường có nhiều chủ đầu tư lách luật mở bán dự án trước khi đủ điều kiện mở bán (có thông báo của Sở Xây dựng) bằng việc nhận đặt cọc, giữ chỗ, thông qua các văn bản thỏa thuận, xác nhận hay hợp đồng đặt cọc… để thu tiền của người mua. Tuy nhiên, đối với dự án đang thế chấp, đây là khoản thu không có sự chấp thuận của ngân hàng về việc không phải giải chấp, là khoản thu ngoài theo quy định của hợp đồng mua bán nhà ở, tức người mua thanh toán không đúng theo hợp đồng mua bán.
Vì vậy, dù trong hợp đồng mua bán nhà ở có quy định, các khoản thanh toán bằng hình thức đặt cọc, giữ chỗ được chuyển tiếp sang khoản thanh toán của hợp đồng mua bán nhà ở, nhưng đây chỉ là "thỏa thuận" xác nhận về việc "chuyển nợ" từ khoản phải thu này (giấy giữ chỗ, hợp đồng đặt cọc) sang khoản phải thu khác (hợp đồng mua bán nhà ở), nên nếu xảy ra tranh chấp hoặc khi người mua yêu cầu ngân hàng đền bù, ngân hàng có thể sẽ từ chối những khoản mà khách hàng đã nộp cho chủ đầu tư trước khi ký hợp đồng mua bán.
Tiến sĩ Hiếu cho rằng, có hai giải pháp để hạn chế rủi ro cho người mua nhà hình thành trong tương lai. Thứ nhất, cấm hẳn chủ đầu tư huy động vốn của người mua nhà. Khách hàng có thể đặt cọc trước một khoản nhất định nhưng tiền này phải phong tỏa và chủ đầu tư không được sử dụng đến.
Cách thứ hai nhẹ nhàng hơn, vẫn cho chủ đầu tư huy động vốn từ người mua nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ. Tiền người dân đóng vào phải để thực hiện dự án mà họ mua chứ không phải mục đích khác của chủ đầu tư. Tuy nhiên, để thực hiện được cách này cân phải có sự minh bạch đến từ chủ đầu tư, ngân hàng và cả sự quản lý giám sát của cơ quan chức năng.

Thứ Năm

Giá heo hơi Trung Quốc hôm nay (31/8): Năm học mới bắt đầu thúc đẩy giá heo tăng cục bộ

Giá heo hơi hôm nay (31/8) tại Trung Quốc bình quân không đổi so với ngày hôm qua ở mức 13,56 nhân dân tệ/kg (tương đương 46.245,4 đồng/kg), giảm 0,01 nhân dân tệ so với tuần trước.
Giá heo hơi hôm nay (31/8) tại Trung Quốc tăng cục bộ
Dữ liệu trên trang zhujiage cho biết, giá heo hơi tại Trung Quốc bình quân không đổi, duy trì ở mức 13,56 nhân dân tệ/kg (khoảng hơn 46.200 đồng/kg), với số tỉnh tăng giá đã nhiều hơn hôm qua.
Cụ thể, trong tổng số 27 tỉnh trực thuộc trung ương có 8 tỉnh ghi nhận giá heo hơi tăng, 15 tỉnh giảm giá, còn lại Hắc Long Giang, An Huy, Phúc Kiến và Thiểm Tây báo giá heo hơi không đổi so với ngày hôm qua.
Theo đó, giá heo hơi cao nhất cả nước vẫn tại Chiết Giang, trung bình tăng 0,07 nhân dân tệ/kg lên 14,78 nhân dân tệ/kg (khoảng 50.393,67 đồng/kg); trong khi mức giá thấp nhất là tại Liêu Ninh, bình quân giảm 0,02 nhân dân tệ xuống 12,13 nhân dân tệ/kg (tương đương 41.349,62 đồng/kg).
Giá heo hôm nay tiếp tục biến động. Việc các trường khai giảng đã đẩy mạnh tiêu thụ đầu cuối tại các khu vực vùng gần trường đại học như Tây Nam và miền Đông Trung Quốc. Tuy nhiên, nguồn cung heo tại các vùng sản xuất chính vẫn dồi dào. Dự báo giá heo nội địa sẽ tiếp tục tăng ổn định.
Ngoài ra, ảnh hưởng của tình hình bệnh dịch tả heo châu phi đang dần suy yếu, nhưng các doanh nghiệp giết mổ phía Nam vẫn hạn chế việc vận chuyển heo ở miền Bắc. Hoạt động thu mua heo địa phương chủ yếu dựa vào việc vận chuyển heo trên địa bàn tỉnh.
gia heo hoi trung quoc hom nay 318 nam hoc moi bat dau thuc day gia heo tang cuc bo
Giá heo hơi tại Trung Quốc dự kiến tăng trước Tết Trung Thu và ngày Quốc khánh.

Nguyễn Đức Kiên tiếp tục ��ăng ký chuyển nhượng hết 6.6 triệu cổ phần

Trong thời gian từ 21/8 - 21/9/2018, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) tiếp tục đăng ký chuyển nhượng hết 6.6 triệu cổ phần tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank).

Nếu giao dịch thành công, bầu Kiên (chồng của bà Đặng Ngọc Lan, Thành viên HĐQT VietBank) sẽ thoái hết toàn bộ hơn 6.6 triệu cp, tương đương 2,035% vốn điều lệ của VietBank.

Trước đó, hồi giữa tháng 8/2018, bầu Kiên cũng đã đăng ký bán 6,6 triệu cp VietBank nhưng không thành công do chưa thực hiện xong thủ tục lưu ký chứng khoán theo quy định.

Đồng thời từ ngày 24 - 25/7/2018, bà Nguyễn Thúy Lan - em ruột của bầu Kiên, ông Đào Văn Kiên - chồng của bà Nguyễn Thúy Lan, bà Nguyễn Thúy Hương - chị gái của bà Nguyễn Thúy Lan đã chuyển nhượng lần lượt hơn 6.6 triệu cp (2,046%), 6.3 triệu cp (1,929%) và 6.5 triệu cp (2,025%) VietBank. Bầu Kiên cũng đăng ký chuyển nhượng hơn 6.6 triệu cp VietBank trong đợt này nhưng không thành công.

Giá thép xây dựng hôm nay (30/8) tiếp tục đà đi xuống

Giá thép xây dựng hôm nay (30/8) tiếp tục đà đi xuống khi giảm hơn 2% vào sáng nay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng giá thép vẫn được hỗ trợ bởi quy định thắt chặt sản lượng của Trung Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường.
Giá thép thanh giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) giảm mạnh 91 nhân dân tệ/tấn, tương đương 2,15%, xuống 4.133 nhân dân tệ/tấn (605,84 USD/tấn) vào lúc 9h16 (giờ Việt Nam).
Giá thép SHFE hôm qua đóng cửa giảm 1,5% xuống 4.160 nhân dân tệ/tấn (609,79 USD/tấn) sau khi tăng đến 1,3% hồi đầu phiên.
gia thep xay dung hom nay 308 giam manh du trung quoc that chat san luong
Ảnh minh họa. Nguồn: Stringer/Reuters.
Giá quặng sắt giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên chốt phiên giảm 0,4% xuống 480 nhân dân tệ/tấn (70,36 USD/tấn).
Theo Metal Bulletin, giá quặng sắt giao ngay đến cảng Thanh Đảo ít biến động ở 65,88 USD/tấn vào ngày 28/8.
Giá than cốc đóng cửa tăng 1,3% lên 2.579,50 nhân dân tệ/tấn (378,12 USD/tấn), trong khi giá than luyện cốc giảm 1,6% xuống 1.244,50 nhân dân tệ/tấn (182,43 USD/tấn).
Người đứng đầu Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cảnh báo nền kinh tế nước này đang đối mặt các rủi ro ngày càng nghiêm trọng trong nửa cuối năm, đồng thời cho biết chính phủ Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa để đạt các mục tiêu phát triển quan trọng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng giá thép sẽ vẫn được nâng đỡ bởi quy định thắt chặt sản lượng trong bối cảnh Bắc Kinh đẩy mạnh cuộc chiến chống ô nhiễm môi trường.
Quy định hạn chế sản lượng tại thủ phủ thép Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc có thể được gia hạn đến hết mùa đông năm nay dù chính quyền địa phương vẫn chưa lên tiếng xác nhận chính thức.
Các nhà máy thép miền bắc Trung Quốc được yêu cầu cắt giảm 30 – 50% công suất trong mùa đông. Các biện pháp tương tự cũng được áp dụng trong mùa đông trước để hạn chế khói bụi.

Thứ Tư

Indonesia lần nữa xác nhận k��� hoạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm 2018

Hôm 27/8, Bộ trưởng Thương mại Indonesia, ông Enggartiasto Lukita cho biết, chính phủ quốc gia này đã tái khẳng định kế hoạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm nay để đảm bảo sự sẵn có của mặt hàng này trên thị trường.
Theo ông Enggartiasto, quyết định nhập khẩu 2 triệu tấn gạo đã được đưa ra trong một cuộc họp phối hợp giữa các bộ có liên quan và Cơ quan Hậu cần Nhà nước (Bulog) hồi tháng 4.
Trong khi đó, cuộc họp phối hợp hôm 27/8 đã quyết định trao đổi với Bulog về việc thâm nhập thị trường để đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu.
"Nếu nguồn cung sụt giảm, chúng ta sẽ thấy xu hướng tăng giá. Nếu cổ lượng gạo dự trữ giảm, chúng ta phải lấp đầy khoảng trống", ông Enggartiasto nói sau cuộc họp.
Theo cơ quan thống kê Indonesia (BPS), quốc gia này đã nhập khẩu 844.164 tấn gạo trong năm 2014, 861.601 tấn trong năm 2015, 12 triệu tấn trong năm 2016 và 305.275 tấn trong năm 2017.
Ông cho biết, việc công bố dự trữ thêm gạo để duy trì giá gạo thị trường dưới giá trần là 9.450 rupiah/kg (tương đương 65 US cent/kg) ở Java, Lampung và Nam Sumatra; cũng như 10,50 rupiah/kg tại Papua và Maluku.
Theo trang web giá lương thực hargapangan.id, giá gạo ở nhiều nơi trên cả nước đã vượt quá giá trần.

Mù mờ nguồn gốc thịt ngoại

Tình trạng thịt đông lạnh nhập khẩu được rã đông bán như thịt tươi trong nước ẩn chứa nhiều nguy cơ mất an toàn
Theo giới chuyên môn, thịt đông lạnh sau khi rã đông phải dùng ngay trong ngày, nếu tiếp tục tái cấp đông sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
Người tiêu dùng không truy xuất được nguồn gốc
Giữa lúc các nhà cung cấp thịt heo, gà trong nước phải đáp ứng quy định về truy xuất nguồn gốc điện tử, minh bạch thông tin về trại nuôi, nơi giết mổ, hạn sử dụng thì thông tin về thịt nhập khẩu bán lẻ rất sơ sài. Ngay tại TP HCM, nhiều siêu thị đang kinh doanh sản phẩm thịt nhập khẩu theo dạng rã đông hoặc pha lóc đóng gói lại cũng không có thông tin chi tiết về nguồn gốc sản phẩm để người tiêu dùng nắm rõ.
mu mo nguon goc thit ngoai
Người tiêu dùng rất ít khi được biết nguồn gốc chi tiết các loại thịt nhập khẩu đang bán trên thị trường (Ảnh: Tấn Hạnh)
Chủ một doanh nghiệp (DN) chế biến thực phẩm lớn tại Bình Dương cho biết công ty mua hàng với số lượng lớn nên với từng lô hàng nhà cung cấp phải cung cấp hồ sơ nhập khẩu.
Trên chứng từ thể hiện đủ thông tin về nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, điều kiện bảo quản. "Chúng tôi kiểm tra với nhãn trên bao bì, thông tin khớp mới nhập hàng. Để bảo đảm chất lượng sản phẩm chế biến, chúng tôi chỉ nhập hàng còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng" - chủ DN này thông tin thêm.
Trong khi đó, người tiêu dùng mua lẻ khó kiểm soát nguồn gốc thịt hơn do không thể mua hàng "nguyên đai nguyên kiện" mà đã qua pha lóc, đóng gói lại. Rất nhiều điểm bán lẻ thịt ngoại không bảo đảm điều kiện bảo quản như nhà sản xuất yêu cầu.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, cho rằng thời buổi hội nhập, Việt Nam không thể cấm nhập khẩu thịt gà để bảo hộ sản xuất trong nước nhưng người chăn nuôi cần sự công bằng.
Bởi gà sản xuất trong nước muốn vào siêu thị phải có đầy đủ thông tin minh bạch từ trại nuôi đến giết mổ, hạn sử dụng nhưng thịt nhập khẩu thì "vô tư" bán dạng hàng xá, nguồn gốc chung chung. "Gần đây là gà dai đông lạnh nước ngoài nhập khẩu về bán đầy đường, bán cả vào siêu thị, không bao bì, nhãn mác nhưng không bị kiểm tra và xử lý. Dân mình thấy bán công khai thì mua về ăn mà không biết có nguy hại cho sức khỏe hay không" - ông Ngọc bức xúc.
Yêu cầu nhà xuất khẩu chia sẻ dữ liệu
Theo Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ các nước nhập về Việt Nam đã được kiểm soát chặt chẽ theo chuỗi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguồn thịt nhập khẩu đều từ các nước có nền chăn nuôi phát triển như: Mỹ, Ấn Độ, Úc, Ba Lan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha…
Nhà máy sản xuất thịt của các nước cũng phải được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thẩm định, đánh giá từng cơ sở. Nếu đạt yêu cầu thì mới được đưa vào danh sách các nhà máy được phép xuất khẩu vào Việt Nam.
Theo quy định hiện hành, các lô thịt đông lạnh nhập khẩu đều phải lấy mẫu 100% để xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa, cảm quan, vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp kết quả xét nghiệm bảo đảm yêu cầu mới được phép làm thủ tục nhập khẩu để tiêu thụ nội địa.
Nếu xét nghiệm không đạt, chủ lô hàng phải chịu phạt hành chính, lô hàng bị buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc chuyển mục đích sử dụng. Như vậy, về lý thuyết, thịt nhập khẩu được kiểm soát khá chặt nhưng thực tế sản phẩm đến tay người tiêu dùng lại không được như vậy do quá trình bảo quản, phân phối.
Ông Nguyễn Thanh Khuê, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Anh Khải Ký (TP HCM), cho biết ở các nước phát triển, việc truy xuất nguồn gốc thịt bằng phần mềm điện tử đã có từ lâu. "Chúng tôi là DN nhập khẩu nên có sẵn phần mềm để có thể dùng điện thoại thông minh kiểm tra nhanh hàng hóa từ phía nhà xuất khẩu trong khi phía cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam chủ yếu vẫn kiểm tra bằng giấy tờ nên khá mất thời gian.
Theo tôi, cơ quan quản lý Việt Nam nên yêu cầu các nước xuất khẩu chia sẻ dữ liệu để về Việt Nam tiếp tục quản lý theo chuỗi bằng công nghệ thông tin. Các công nghệ tiên tiến sẽ giúp hạn chế tình trạng thịt nhập khẩu bị "phù phép" nhãn mác, hạn sử dụng do cách quản lý thủ công như hiện nay" - ông Khuê đề nghị.
Hiện nay, ông Khuê đang cùng các DN nhập khẩu thịt bò sống từ Úc phát triển sản phẩm thịt Úc chất lượng cao nhưng lại gặp khó khăn do cạnh tranh không công bằng với thịt đông lạnh rã đông bán như thịt tươi có giá rẻ hơn. Do đó, để bảo đảm cạnh tranh công bằng, ông đề nghị cần sự phân luồng các sản phẩm nhập khẩu và thịt tươi để người tiêu dùng mua được sản phẩm đúng giá trị.
Chặn thịt bẩn ngay tại cảng
Giữa tháng 7 vừa qua, Cục Giám sát Quản lý về hải quan - Tổng cục Hải quan thông báo về lô hàng chân gà đông lạnh xuất xứ Ba Lan được nhập về Việt Nam qua thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) có hàm lượng vi khuẩn Salmonella vượt ngưỡng cho phép của châu Âu.
Lô hàng này đã về cảng Hải Phòng nhưng không có DN nào làm thủ tục đến nhận. Từ đây cho thấy hệ thống quản lý hiện đại có thể giúp cảnh báo và phát hiện nhanh chóng và chặn lô hàng không bị tung ra thị trường.

Dự án thực hành ko đồng b�� nên hoạt động ko hiệu quả

Được biết, khu du hý Hồ Thủy Tiên được đơn vị Haco Huế đầu tư vun đắp từ đầu năm 2000-2006 thì đưa vào hoạt động giai đoạn 1. Nhưng các Dự án thực hành ko đồng bộ nên hoạt động ko hiệu quả. Năm 2011, khu du hý chính thức đóng cửa để nghiên cứu lập Công trình mới.

30 tuổi: Quá đa dạng người sống như thể họ đang ở vạch đích, còn tôi muốn chạy 1 cuộc marathon thứ thiệt

Tháng 10/2014, nơi đây được chuẩn y thành khu du hý sinh thái cao cấp có trọng tâm hội nghị, spa, nhà hàng khu nghỉ dưỡng, trình diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, khu vui chơi và cắm trại ngoài trời,...
Trên diện tích khoảng 20 ha đất, nhà đầu tư đã cho xây dựng khu du hý thủy cung, hệ sinh thái đa dạng, phong phú từ những loài cá đầy sắc màu ấn tượng đến những loài bò sát quý hi hữu. Nơi đây sở hữu sân khấu nhạc nước sở hữu sức cất hai.500 chỗ ngồi, hệ thống 20 phòng ngủ cao cấp nằm đan xen trên những triền đồi.
Nhưng ko đủ khả năng tiếp tục khai triển Công trình, doanh nghiệp đã buộc phải chính quyền tỉnh giấc kêu gọi nhà đầu tư khác và xem xét hoàn trả tầm giá vun đắp tại đây.
Cận cảnh dự án công viên lạ 15 năm bỏ hoang ở Huế bỗng dưng hút khách nước ngoài - Ảnh 1.
Khu vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên cách thức thị thành Huế khoảng 10 km về phía Tây Nam được đơn vị du lịch Cố đô đầu cơ hơn 70 tỷ đồng.
trong khoảng Đó, nơi này nhanh chóng xuống cấp và bị bỏ hoang. Vào đầu năm 2016, sau bài viết giới thiệu về công viên Hồ Thuỷ Tiên như một điểm tới thú vị cũng không kém phần ma mị của tờ HuffingtonPost (Mỹ) đã thu hút những người ưa mạo hiểm, trong ngừng thi côngĐây có nhiều du khách nước ngoài tới khám phá.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết UBND thức giấc vừa có quyết định bàn giao công viên nước hồ Thủy Tiên trong khoảng công ty TNHH Haco Huế cho Sở này quản lý. Theo Sở này, duyên cớ là tổ chức trên chậm đưa dự án khu du lịch Hồ Thủy Tiên vào tiêu dùng. Công viên nước chưa lôi kéo được đầu tư nên Sở lâm thời điều hành, trông giữ. UBND tỉnh sẽ tiếp tục kêu gọi những nhà thầu đầu cơ khác vào đây.
Nhà đầu tư đã cho xây dựng khu du lịch thủy cung, hệ sinh thái phổ quát, phong phú từ những loài cá đầy sắc màu ấn tượng tới các loài bò sát quý hãn hữu, sàn diễn nhạc nước với sức cất 2.500 chỗ ngồi, hệ thống 20 phòng ngủ cao cấp nằm đan xen trên các triền đồi.
những máng trượt nước từ khi bệ đỡ đã đổ nát và kết thúc ở bể bơi, nơi trước đây từng mang cá sấu sinh sống.
Khu vực khán đài hoành tráng với sức cất hai.500 chỗ ngồi chỉ còn là các hàng ghế phủ kín cỏ dại với những vết ố loang lổ. Nhưng được phổ quát giới trẻ chọn lựa là điểm check-in đam mê.
mặc dầu bị bỏ hoang nhưng giờ đây công viên này lại thu hút phổ thông du khách khám phá theo một trải nghiệm khác, ngừng thi côngĐây chính không khí sợ hãi nơi đây.
thời kì qua, UBND tỉnh đã phổ thông lần doanh nghiệp cuộc họp mang các ban sở ngành can dự, nhà đầu cơ và những cơ quan can dự đến nguồn vốn đầu tư để đưa ra biện pháp xử lý, chỉnh đốn lại Công trình này và thu hồi lại đất để kêu gọi nhà đầu cơ khác
Bên trong khu du lịch bạc tỷ này, số đông các hạng mục vui chơi, tiêu khiển đều đã ngưng hoạt động trong khoảng lâu và ngày càng hư hỏng trầm trọng. Khu nhà thủy cung hình rồng rêu phong phủ kín, trần nhà tan vỡ toang hoác thành từng mảnh to, lộ cả phần sắt thép và dây điện ra ngoài.
dù rằng đã bị "trùm mền" trong khoảng rộng rãi năm nay thế nhưng tính từ lúc sau khi được tạp chí quốc tế đưa tin, công viên nước Hồ Thủy Tiên khi không trở nên điểm du hý đam mê của đa dạng khách du hý trong và ngoài nước.
Hiện những cơ quan ban lĩnh vực của tỉnh giấc Thừa Thiên – Huế đã làm cho việc có 3 ngân hàng can dự tới nguồn vốn đầu tư tại Công trình này và những ngân hàng này đã đồng ý hỗ trợ chính sách tạo điều kiện thuận tiện lúc với nhà đầu tư mới vào đầu cơ và nhận lại số nợ này.
Bên trong khu công viên, các cabin nhỏ vốn được dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho du khách và 1 số đồ trang trí của công viên vẫn còn tồn tại sau hơn một thập kỷ.

​​

Giá heo hơi hôm nay (30/8): Miền Nam bật tăng tới 2.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay (20/8) tiếp tục ghi nhận biến động trái chiều trên cả nước, với miền Nam là khu vực báo giá heo tăng khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay (30/8) tại miền Bắc lặng sóng
Theo ghi nhận, giá heo hơi tại khu vực không có nhiều biến động so với ngày hôm qua, với Hà Nam là địa phương duy nhất điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg xuống 51.000 đồng/kg.
Các địa phương khác báo giá heo hơi vẫn dao động trong khoảng 50.000 - 53.000 đồng/kg, với mức giá phổ biến là 51.000 đồng. Các khu vực miền núi như Sơn La có giá cao hơn một chút, khoảng 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Giá heo giống tại khu vực cũng tiếp tục duy trì ở mức 1,2 - 1,5 triệu đồng/kg.
gia heo hoi hom nay 308 mien nam bat tang toi 2000 dongkg
Giá heo hơi hôm nay tiếp tục biến động trái chiều trên cả nước.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên biến động trái chiều
Cụ thể, giá heo hơi tại Thanh Hóa, Bình Định, Lâm Đồng báo giảm 1.000 đồng/kg, với Thánh Hóa và Lâm Đồng xuống 50.000 đồng, Bình Định giảm còn 48.000 đồng/kg.
Trong khi đó, tại Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận và Bình Thuận, giá heo hơi ngược lại đồng loạt tăng 1.000 đồng, với Thừa Thiên Huế lên 51.000 đồng; còn Ninh Thuận và Bình Thuận đạt 48.000 đồng/kg.
Những địa phương khác, giá heo hơi không thay đổi, với các tỉnh Bắc Trung Bộ hiện dao động trong khoảng 48.000 - 52.000 đồng/kg, không chênh lệch quá nhiều so với vùng khác như thời gian trước.
Nhìn chung, giá heo hơi tại khu vực đang được thu mua trong khoảng 47.000 - 52.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam bật tăng trở lại
Sau khi giảm trên diện rộng trong ngày hôm qua, giá heo hơi báo tăng khoảng 1.000 - 2.000 đồng tại một vài nơi.
Theo đó, An Giang là địa phương báo tăng nhiều nhất, 2.000 đồng lên 52.000 đồng/kg. Tại Hậu Giang và Kiên Giang, giá heo hơi tăng ít hơn, khoảng 1.000 đồng, lên 52.000 đồng.
Một số địa phương trọng điểm, giá heo hơi vẫn dao động ở mức tốt như Tân Uyên (Bình Dương) vẫn đạt 52.000 đồng; Củ Chi, TP HCM, Đồng Nai đạt khoảng 50.000 - 51.000 đồng/kg.
Giá heo tại khu vực đang khá đồng đều, giao dịch trong mức 47.000 - 52.000 đồng/kg.
Tại chợ đầu mối TP HCM, lượng heo về chợ trong ngày 29/8 là 5.400 con, với tình hình buôn bán của thương lái không thuận lợi.

Tái đàn trong chăn nuôi lợn: Thận trọng để tránh rủi ro

Hiện nay, giá thịt lợn hơi không còn hiện tượng tăng nhanh như cách đây hơn một tuần, tuy nhiên vẫn bảo đảm người chăn nuôi có lãi. Việc nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã có nên mở rộng tái đàn lúc này hay không vẫn là bài toán khó, đòi hỏi tính toán kỹ để tránh rủi ro.
Một trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Ba Vì (Hà Nội).

Giá thịt lợn hơi "hạ nhiệt"

Ông Lê Văn Tương, ở thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức), chia sẻ: Từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 8, giá thịt lợn hơi tại địa phương liên tục tăng cao, có thời điểm bán được 58.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khoảng chục ngày nay, giá chững lại và có xu hướng giảm dần. Cụ thể, giá bán thịt lợn hơi (tại thị trấn Đại Nghĩa) từ 48.000 đồng đến 50.000 đồng/kg, kéo theo giá lợn giống cũng "hạ nhiệt", chỉ còn từ 1,2 đến 1,4 triệu đồng/con. "Mặc dù giá con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y đồng loạt giảm theo, nhưng người chăn nuôi lại không mặn mà tái đàn ồ ạt để tránh rủi ro" - ông Tương cho biết.

Không riêng người dân thị trấn Đại Nghĩa, ở nhiều nơi, người chăn nuôi lợn rất băn khoăn về việc có nên tái đàn hay tăng đàn lợn. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Hòa Mỹ (xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa) cho hay: "Tôi nghĩ giá thịt lợn hơi chững lại gần đây là tín hiệu để người chăn nuôi cân nhắc, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không nên vào đàn ồ ạt, nuôi theo phong trào. Nếu chăn nuôi theo chuỗi khép kín, trong đó có chủ động được con giống thì việc giá thịt lợn hơi duy trì ở mức 45.000 đồng - 50.000 đồng/kg vẫn có lợi cho người nông dân".

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp Hà Nội, hiện đàn lợn trên địa bàn thành phố có khoảng 2,04 triệu con. Tuy nhiên, 60% tổng đàn thuộc hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ ở khu dân cư, nên đánh giá việc tái đàn tại các huyện, thị xã gặp nhiều khó khăn, cũng như khó dự đoán chính xác quy mô đàn lợn trong 1-2 tháng tới.

Trong khi đó, tại tỉnh Đồng Nai, do giá thịt lợn hơi liên tục tăng cao từ tháng 4 đến nay, người chăn nuôi đã phát triển đàn vật nuôi, nhất là ở hình thức chăn nuôi nông hộ. Hiện tổng đàn lợn trên địa bàn là khoảng 2,5 triệu con, tăng hơn 400.000 con so với cùng kỳ năm 2017.

Chăn nuôi tự phát dẫn tới khó có thể dự báo, kiểm soát được đầu ra thị trường so với cách làm của các doanh nghiệp lớn. Việc nên tăng đàn hay không là bài toán không hề đơn giản, dù giá lợn đang ở mức cao và ổn định. Bởi khi tăng đàn lợn nuôi trong lúc này, phải 4 đến 6 tháng sau mới có thể xuất bán...

Tránh tạo nguồn cung quá lớn

Theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, vấn đề đặt ra hiện nay là nên tái đàn theo hướng đưa chăn nuôi lợn về ngưỡng ổn định, cung - cầu gặp nhau, trong đó việc đánh giá, thống kê chính xác của mỗi địa phương là rất quan trọng. Tỉnh Đồng Nai vẫn giữ quan điểm khuyến cáo nông dân không ồ ạt tái đàn, tránh tình trạng tạo nguồn cung quá lớn so với nhu cầu tiêu thụ trong chu kỳ xuất bán sắp tới.

Cùng quan điểm trên, nhiều ý kiến cho rằng, trước mắt, cần thống kê để có số liệu chính xác, từ đó đưa ra chỉ đạo sát thực hơn trong việc tái đàn chăn nuôi lợn. Còn về lâu dài, phải đổi mới cách thức chăn nuôi theo hướng tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm nhằm đủ sức cạnh tranh. Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, các địa phương cần khuyến khích nông dân tham gia quy trình chăn nuôi VietGAP, chăn nuôi hữu cơ, tạo môi trường chăn nuôi tốt, an toàn dịch bệnh, tạo thương hiệu về chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng. TP Hà Nội không khuyến khích chăn nuôi nhỏ lẻ mà lâu dài là dần hình thành các chuỗi liên kết trong chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, Sở NN&PTNT Hà Nội đang tập trung triển khai thực hiện dự án "Chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2016-2020" và phối hợp triển khai dự án "Nâng cao giá trị chuỗi thịt lợn Việt Nam theo định hướng quốc tế" trên địa bàn thành phố. Với định hướng này, thành phố tiếp tục củng cố 11 chuỗi liên kết chăn nuôi lợn từ sản xuất đến tiêu thụ, cũng như xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi. Đồng thời, ngành cũng chú trọng khâu sản xuất giống chất lượng, tuyển và lựa chọn công nghệ để đưa vào chăn nuôi lợn.
Nguồn https://vietnambiz.vn/tags/chan-nuoi-3022.tag
Nhìn nhận bối cảnh chăn nuôi hiện nay, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho rằng: Hiện tượng giá lợn tăng là kết quả của việc thực hiện các chính sách giảm cung và tăng cầu trong suốt 1 năm qua. Để tránh tình trạng "đua nhau" tái đàn dẫn đến mất cân đối cung - cầu, ngành Nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi tiếp tục thận trọng, nhất là ở khu vực chăn nuôi nông hộ (vốn không chủ động được giống và thức ăn), tránh tình trạng tái đàn ồ ạt, cung vượt cầu như những năm trước. Người chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi giá cả, nắm bắt nhu cầu của thị trường và định hướng của cơ quan chức năng để quyết định sản xuất.

Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Th��ơng thuyết khéo léo, chàng trai nh���n đầu tư gấp 2,5 lần mức vốn gọi

Trước màn đàm phán khéo léo và cực kỳ thuyết phục của Minh Quyền, Shark Thủy quyết định chốt hạ thương vụ với mức đầu tư là 5 tỷ đồng đổi lấy 45%.
Tập 8 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ chào đón sự trở lại của nhà đầu tư khách mời là Shark Nguyễn Ngọc Thủy - người từng xuất hiện trong Shark Tank Việt Nam mùa 1 cũng với vị trí này.
Thương vụ thành công thứ hai của tập 8 là dự án chuỗi Talk Café 100% English - mô hình khởi nghiệp của nhà sáng lập Minh Quyền. Anh đến Shark Tank Việt Nam- Thương vụ bạc tỷ cùng lời mời đầu tư 2 tỷ đồng đổi lấy 20% cổ phần.
Theo Minh Quyền, điểm nhấn đặc biệt của chuỗi nằm ở việc kết hợp mô hình café phục vụ từ sáng đến chiều và mô hình dạy tiếng Anh vào buổi tối, với quy mô mỗi lớp 5 người, dành cho các bạn có độ tuổi từ 18-40. Học phí tại đây được tính dựa trên sự chuyên cần của học viên và chia theo từng buổi với lịch học linh động.
Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Thương thuyết khéo léo, chàng trai nhận đầu tư gấp 2,5 lần mức vốn gọi - Ảnh 1.
Shark Linh thử tham gia trải nghiệm mô hình của Talk Café.
Talk Café hiện đang có hai chi nhánh. Chi nhánh đầu tiên hoạt động được 6 tháng với doanh thu 105 triệu đồng/tháng (gồm 35 triệu đồng đến từ café và 75 triệu đồng đến từ tiếng Anh), lợi nhuận sau khấu hao là 15 triệu đồng. Chi nhánh thứ 2 mới hoạt động được 2 tháng, hiện đang lỗ 5 triệu đồng tiền mặt và 10 triệu đồng tiền khấu hao.
Mặc dù nhận thấy mô hình rất tiềm năng nhưng các nhà đầu tư không khỏi quan ngại về việc thiếu đi rào cản đặc biệt. Thêm nữa, việc mở rộng thêm nhiều chi nhánh cũng đưa nhà sáng lập đến với bài toán đảm bảo chất lượng đồng đều và nguồn cung giáo viên.
Hiểu rõ quan ngại này, Minh Quyền tự tin khẳng định hiện tại không có mô hình dạy tiếng Anh nào có thể đưa ra mức giá 50.000-60.000 đồng/buổi. Hầu hết, các trung tâm ngoại ngữ đều phải thuê mặt bằng lớn, trong khi đó Minh Quyền đang thuê lại các quán "café chết" với mức giá chỉ từ 6 triệu đồng/tháng.
Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Thương thuyết khéo léo, chàng trai nhận đầu tư gấp 2,5 lần mức vốn gọi - Ảnh 2.
Minh Quyền có phần trình bày ngắn gọn, đúng trọng tâm.
Ngoài ra, Talk Café 100% English còn cho phép học viên tự chọn lịch học, điều mà các trung tâm Anh ngữ khác hiện đang chưa thể đáp ứng. Về vấn đề nguồn cung giáo viên, nhà sáng lập cho biết sẽ ký kết các hợp đồng với khoa Ngoại ngữ của các trường đại học lớn để đảm bảo đầu vào. Startup tham vọng nếu có khả năng anh sẽ sẵn sàng chơi một cuộc chơi lớn hơn là đặt các hệ thống Talk Cafe tại 450 trường đại học và cao đẳng trên cả nước.
Nhận thấy đam mê của startup và thích thú trước cách nhà sáng lập giải quyết các vấn đề về thị trường, Shark Linh đưa ra lời đề nghị đầu tư 2 tỷ đồng cho 30% cổ phần. Trong đó, Shark sẽ giải ngân trước 1 tỷ, sau khi startup đạt KPI, shark sẽ đầu tư tiếp 1 tỷ còn lại.
Đánh giá startup rất có tư duy hệ thống, tuy nhiên, mô hình giáo dục lại trái với hệ sinh thái kinh doanh của mình, do vậy Shark Phú và Shark Hưng quyết định từ chối đầu tư. Shark Dzung cũng đưa ra quyết định rút lui.
Là "ông lớn" dẫn đầu trong mảng đào tạo tiếng Anh, Shakr Thủy quyết định đầu tư. "Anh thích sự thông minh của em. Anh sẽ định giá em cao hơn, anh đưa ra lời đề nghị 5 tỷ đồng cho 51%". Nâng định giá công ty lên 10 tỷ cao hơn so với mức định giá gần 7 tỷ của Shark Linh.
Shark Linh chiêu dụ Minh Quyền bằng cách đưa ra phương án startup có thể nhận rót vốn từ quỹ VinaCapital trước, sau khi phát triển công ty lên một mức độ nhất định, startup có thể đi chào mời đầu tư với phía Shark Thủy.
Shark Tank Việt Nam - Tập 8: Thương thuyết khéo léo, chàng trai nhận đầu tư gấp 2,5 lần mức vốn gọi - Ảnh 4.
Minh Quyền đề nghị Shark Thủy nên cân nhắc lại tỷ lệ cổ phần, cho startup là người quyết định. 5 Tỷ đồng đổi lấy 45%, giải ngân theo tiến độ Shark đưa KPI startup thực hiện hoặc startup cam kết trong vòng 2 năm đầu tiên không lấy lợi nhuận để hoàn vốn cho nhà đầu tư. Sau đó, Shark có thể tiếp tục giải ngân.
Trước màn đàm phán khéo léo và cực kỳ thuyết phục của Minh Quyền, Shark Thủy quyết định chốt hạ thương vụ đầu tiên tại Shark Tank Việt Nam mùa 2 của ông với mức đầu tư là 5 tỷ đồng đổi lấy 45%. Với việc bắt tay Chủ tịch Apax Leaders, Talk Cafe có thể tận dụng những kinh nghiệm và lợi thế của một "ông lớn" trong ngành đào tạo tiếng Anh để mở rộng quy mô thị trường, đánh mạnh vào phân khúc giá rẻ dành cho sinh viên và công nhân đi làm.

Thứ Ba

Giá heo hơi hôm nay (29/8): Biến động trái chiều trên cả nước

Giá heo hơi hôm nay (29/8) tiếp tục tăng tại một vài tỉnh tại miền Bắc, trong khi giảm trên diện rộng tại các tỉnh miền Nam và một số địa phương miền Trung.
Giá heo hơi hôm nay (29/8) tại miền Bắc vẫn tăng tới 2.000 đồng/kg
Cụ thể, tại Lào Cai giá heo hơi tăng thêm 1.000 đồng lên 53.000 đồng/kg, còn Yên Bái tăng tới 2.000 đồng lên 52.000 đồng.
Ngược lại, tại Hưng Yên giá heo hơi giảm 1.000 đồng xuống 51.000 đồng/kg. Các địa phương khác giá heo hơi đang phổ biến ở mức 51.000 đồng như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Phúc.
Thủ phủ nuôi heo Hà Nam, Thái Bình báo giá heo hơi đạt khoảng 52.000 đồng/kg; tại Phú Thọ và Nam Định có mức thấp hơn, khoảng 50.000 đồng/kg. Giá heo xấu nhất tùy từng khu vực rơi vào khoảng 47.000 - 48.000 đồng/kg.
Hiện, giá heo hơi tại miền Bắc dao động trong khoảng 47.000 - 55.000 đồng/kg.
Ngoài ra, với sự bùng phát, lây lan bệnh dịch tả heo châu Phi tại Trung Quốc, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam có thể là nơi tiếp theo xuất hiện dịch bệnh này.
Theo bác sĩ thú y của FAO, có khả năng việc vận chuyển các sản phẩm thịt heo, chứ không phải heo sống, là nguyên nhân khiến virus gây chết hàng loạt tại heo lây lan sang các vùng khác của Trung Quốc.
Vì vậy, cần kiểm soát kỹ các hoạt động vận chuyển cả heo sống và sản phẩm thịt heo qua biên giới.
gia heo hoi hom nay 298 bien dong trai chieu tren ca nuoc
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tiếp tục khởi sắc.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên giảm nhẹ
Theo đó, Hà Tĩnh và Quảng Trị là hai địa phương báo giá heo hơi giảm tại khu vực, với Hà Tĩnh giảm 2.000 đồng xuống 48.000 đồng, còn Quảng Trị giảm 1.000 đồng xuống 52.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá heo hơi tại Thừa Thiên Huế tăng 1.000 đồng lên 51.000 đồng/kg.
Còn lại, giá heo hơi không có nhiều thay đổi, với chênh lệch giữa các tỉnh đang dần thu hẹp. Cụ thể, giá heo hơi tại Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình đều đạt 51.000 đồng/kg; các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận ... Đang ở mức 47.000 - 49.000 đồng/kg.
Tại Tây Nguyên, giá heo hơi vẫn duy trì ngưỡng 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam giảm trên diện rộng
Theo ghi nhận, các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long đồng loạt báo giá heo hơi giảm 1.000 đồng trong ngày hôm nay xuống còn 49.000 - 51.000 đồng/kg. Tại An Giang, giá heo hơi còn giảm tới 2.000 đồng xuống 50.000 đồng/kg.
Ngược lại, Đồng Tháp, Bến Tre ghi nhận giá heo hơi tăng lần lượt 2.000 đồng và 1.000 đồng/kg lên 52.000 đồng và 51.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại, giá heo hơi dao động phổ biến ở mức 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Nhìn chung, giá heo hơi tại khu vực đang được thu mua trong khoảng 47.000 - 52.000 đồng/kg.
Tại chợ đầu mối TP HCM, lượng heo về chợ trong ngày 28/8 đạt 5.100 con, với tình hình buôn bán của thương lái không mấy thuận lợi.

Tây Ban Nha kiểm soát chăn nuôi heo

Lần đầu tiên số lượng đàn heo đã vượt toàn bộ dân số Tây Ban Nha, gây mối đe dọa môi trường ngày càng tăng ở đất nước nổi tiếng với ngành chăn nuôi heo, với 4,3 triệu tấn sản phẩm từ heo, đem về 6 tỷ EUR vào năm ngoái.
Số liệu của Bộ Môi trường Tây Ban Nha mới công bố cho thấy, lần đầu tiên số heo giết mổ đã nhiều hơn người trong năm 2017, với 50 triệu con so heo với dân số 46,5 triệu người, đứng thứ 4 thế giới sau Đức, Hoa Kỳ và Hà Lan.
Sự bùng nổ xuất khẩu thịt heo, đặc biệt để đáp ứng nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc, đã dẫn đến sự phát triển mạnh ngành chăn nuôi heo ở Tây Ban Nha.
Tổng sản lượng thịt heo đã tăng 20% trong 5 năm qua, đạt 4,3 triệu tấn vào 2017, trong đó chỉ khoảng 1/4 được tiêu thụ ở Tây Ban Nha, còn lại chủ yếu dành cho xuất khẩu.
Hiện nay Tây Ban Nha có 86.000 trang trại, 600 cơ sở giết mổ, 2.500 nhà máy pha lóc, 4.600 các ngành chế biến công nghiệp, chiếm 14% sản lượng nông nghiệp, 37% thành phẩm sản xuất chăn nuôi.
tay ban nha kiem soat chan nuoi heo
Một nhà máy sản xuất thịt heo đen Iberia nổi tiếng thế giới ở Tây Ban Nha.
Sự gia tăng đàn heo khoảng 9 triệu con kể từ năm 2013 là một yếu tố quan trọng làm gia súc trở thành nguyên nhân phát thải khí nhà kính lớn thứ 4 ở Tây Ban Nha, sau giao thông, phát điện và công nghiệp.
Ngành chăn nuôi heo còn tiêu thụ một lượng lớn nguồn nước ở Tây Ban Nha, một quốc gia thường bị hạn hán ảnh hưởng.
Với mỗi con heo tiêu thụ 15 lít nước/ngày, toàn ngành chăn nuôi này sử dụng lượng nước nhiều hơn các thành phố Zaragoza, Seville và Alicante cộng lại.
Lượng nitrat từ chất thải heo cũng bắt đầu gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Thời gian qua, tại nhiều lò mổ đã diễn ra các cuộc đình công phản đối điều kiện làm việc kém.
Nhiều công nhân trong ngành là người nhập cư gần đây và một số lượng đáng kể công nhân là người Hồi giáo kiêng ăn thịt heo.
Ngành chăn nuôi heo cũng bị ảnh hưởng bởi một loạt vụ bê bối. Hồi đầu năm, cảnh sát đã vào cuộc điều tra khi một khách hàng trả lại giăm bông có giòi tại một chi nhánh chuỗi siêu thị Carrefour của Pháp.
Cảnh sát đã phát hiện một mạng lưới nhà cung cấp vô đạo đức và hơn 50 tấn giăm bông quá hạn sử dụng thay vì cho vào lò đốt bỏ đã được dán lại nhãn với hạn sử dụng mới để bán.
Bình quân đầu người Tây Ban Nha tiêu thụ đến 21kg thịt heo/năm, trong đó có món giăm bông Iberia nổi tiếng.
Heo làm giăm bông phải là heo chân đen thuần chủng và trong 3 tháng cuối trước khi giết mổ được thả lang thang tự do trong rừng sồi để ăn hạt sồi, thịt sau đó phải được xông khói trong tối thiểu 36 tháng.
Đó là một quá trình sản xuất sản phẩm kéo dài nên nguồn cung luôn không đủ cầu dẫn đến các hành vi gian lận. Francisco Espárrago, nhà sản xuất giăm bông ở Extremadura, miền Tây Tây Ban Nha, cho biết: "Không đủ nguồn lực để kiểm soát một ngành vốn có nhiều gian lận vì cầu luôn vượt cung.
Thay vì thả heo trong rừng sồi ăn hạt sồi trong 3 tháng cuối, người ta cho chúng ăn thức ăn chăn nuôi, nhưng thanh tra vẫn chứng nhận khi thấy chúng trong rừng sồi".
Các nhà môi trường cảnh báo thiệt hại nghiêm trọng nếu ngành chăn nuôi heo tiếp tục mở rộng.
Bộ Môi trường Tây Ban Nha vào tháng 7 cho biết đang lên kế hoạch kiểm soát mới về chăn nuôi heo để cải thiện vệ sinh, sức khỏe động vật và môi trường.