Thứ Ba

Từ câu chuyện mì Hảo Hảo bị thu hồi, bài học quản lý chất cấm cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang EU

Gần đây một số doanh nghiệp Việt bị EU thu hồi sản phẩm sau khi phát hiện tồn dư chất Ethylene Oxide (EO) vượt quá mức cho phép.

Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết EU xếp EO thuộc nhóm hóa chất nguy cơ gây ung thư và cơ quan này cũng quy định dư lượng của EO trên ngũ cốc, hoa quả và sản phẩm động vật với mức cao nhất là 0,02 ppm, theo Báo Nông nghiệp Việt Nam.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/mi-hao-hao.html

"Mỗi nước có quy định khác nhau về lượng tồn dư chất này. Thời gian gần đây, EU siết chặt các quy trình kiểm soát dư lượng EO trong thực phẩm và ra hàng trăm cảnh báo cho các nhà xuất khẩu.

Tuy nhiên, ở một thị trường khó tính khác là Mỹ thì chưa có giới hạn nào về chất thường được sử dụng để diệt nấm mốc và bảo quản các loại hạt khô, đồ khô này", ông Hòa nói.

Nguồn: VTC

Trao đổi với người viết, ông Trần Tấn Hiên, Tổng giám đốc CTCP Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Trân Châu cho biết từ lâu EU công bố không chấp nhận tồn dư EO và hầu hết các doanh nghiệp đều nắm rõ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp biết nhưng vẫn làm để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Ví dụ như với mặt hàng hạt tiêu, chi phí khử trùng bằng EO chỉ khoảng 70 USD/tấn trong khi khử trùng bằng công nghệ hơi nước đắt gấp 3 lần, khoảng 200 – 250 USD/tấn.

Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp khai báo chưa trung thực, dùng công nghệ khử trùng bằng EO nhưng thông tin rằng sử dụng công nghệ hơi nước hoặc phương pháp khác.

Khi đối tác hậu kiểm, phát hiện sự gian dối, doanh nghiệp sẽ mất lòng tin, uy tín và ảnh hưởng đến hình ảnh chung của doanh nghiệp Việt.

"Doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường nào cần tuân thủ luật chơi của thị trường đó. Những lợi ích trước mắt không đáng để chúng ta đánh đổi những cơ hội từ EVFTA và uy tín của doanh nghiệp Việt Nam", ông Hiên nói.

Đại diện công ty Trân Châu cho rằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp cần thay đổi và thích ứng với từng thị trường.

Đơn cử như EU không chấp nhận tồn dư EO thì doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ hơi nước hoặc phương pháp bảo quản khác được EU cho phép.

Còn thị trường Mỹ chấp nhận phương pháp EO, doanh nghiệp có thể sử dụng và xác định mức tồn dư nằm trong ngưỡng cho phép.

Trong một thông cáo mới đây, ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty CP Acecook Việt Nam khẳng định không sử dụng EO đối với sản phẩm xuất khẩu sang EU. Tuy nhiên, hiện công ty vẫn chưa tìm ra nguyên nhân tại sao EO xuất hiện trên lô hàng mì Hảo Hảo vừa bị thu hồi.

"Chúng tôi đang tiến hành phân tích, kiểm tra và điều tra trên diện rộng đối với nguyên liệu, thiết bị, quy trình liên quan để tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời, hữu hiệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng", ông Kajiwara Junichi nói.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/tu-cau-chuyen-mi-hao-hao-bi-thu-hoi-bai-hoc-quan-ly-chat-cam-cho-doanh-nghiep-xuat-khau-hang-sang-eu-20210831074827955.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét