Lúc 19h50’ tin từ giàn khai thác RP3 (thuộc mỏ Rồng) cho biết tình hình rất căng thẳng. Lúc này gió bắt đầu thổi mạnh, sóng cao tới 10m và đang quần thảo dữ dội. Hiện tất cả các nhân viên đã rút vào trú ẩn trong phòng, toàn cụm mỏ ngừng hoạt động.
* Sài Gòn bắt đầu mưa do ảnh hưởng bão số 16
* Cập nhập diễn biến bão số 16: Người dân Bà Rịa - Vũng Tàu hối hả tránh bão
* Nhiều trường ở Sài Gòn cho học sinh nghỉ sớm tránh bão Tembin
Chiếc trực thăng đang cất cánh sau khi nhận đủ số người.
Giàn RP3 có tổng số khoảng 30 người đang vận hành, khai thác. Vào lúc 17h cùng ngày công ty trực thăng Miền Nam đã vận chuyển 10 người về đất liền.
Hơn 19h trực thăng vẫn đang chuyển người tại mỏ Bạch Hổ.
Trước thông tin cơn bão 16 đổ bộ, từ sáng ngày 23/12 lãnh đạo Vietsovpetro đã gửi thông báo, yêu cầu các đơn vị trực thuộc chằng buộc, gia cố hệ thống ống dẫn, chuẩn bị sẵn danh sách các nhóm người cần sơ tán về bờ theo thứ tự.
Ngoài ra các đơn vị phải chuẩn bị phương tiện liên lạc, các thiết bị sơ cấp cứu và họp toàn giàn về ứng cứu các tình huống khẩn cấp, tuyệt đối không chủ quan, hình thức. Tiếp tục, tới 8h30 phút, toàn bộ các giàn khoan của Vietsovpetro ngừng hoạt động. Tại giàn RP3, đến chiều ngày 24 công tác chằng chống đã hoàn thành. Vào lúc 15h chiều nay, nhân viên tại đây nhận được thông báo ngày 25/12 sẽ không thực hiện đổi ca như thường lệ, toàn bộ trực bão. Tới 19h cùng ngày trưởng giàn thông báo chạy máy phát điện dự phòng – điều chỉ xảy ra trong các trường hợp khẩn cấp. Cùng thời điểm này giàn nén khí mỏ Rồng DGCP cũng dừng hoạt động toàn bộ.
Móc cần cẩu tại giàn RP3 được giằng lại để tránh va đập trong gió mạnh.
Các bồn chứa, thùng phuy được chằng buộc cẩn thận.
Cột anten tại giàn RP3 được gia cố bằng nhiều thanh thép. "Nếu không làm vậy gió sẽ thổi bay mất" - một kỹ sư tại đây cho biết.
Tại giàn RP3, thời điểm này đuốc trên giàn khoa đã tắt, chỉ còn điện chiếu sáng, các phòng đã được cột chặt hết sau khi nhân viên rút vào trong.
Hệ thống đường ống, bình, bồn và máy nến đã xả hết khí gas để đảm bảo an toàn tuyệt đối do đó không có khí gas làm nhiên liệu chạy máy phát điện mà máy phát điện sự cố phải chạy bằng diesel.
Giàn RP3 vẫn sáng đèn nhưng toàn bộ cửa đã được cột chặt.
Nằm trong cụm này, giàn nhẹ RC2 cũng đã đóng giếng khai thác dầu. Việc phải đóng toàn bộ mỏ khai thác dầu và khí là tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp và nhà nước. Tuy nhiên đây là việc bắc buộc phải thực hiện trước tình hình thời tiết ngày càng nguy hiểm.
Giàn nhẹ RC2 cũng đã đóng giếng khai thác dầu.
Hơn 20h, lãnh đạo giàn đang đến từng phòng để nhắc nhở mọi người chuẩn bị đèn pin phòng trường hợp mất điện, đồng thời chuẩn bị áo phao và xuồng cứu sinh để khi có lệnh rời giàn sẽ lập tức xuống xuồng.
Tại mở Bạch Hổ, công tác di chuyển nhân viên, kỹ sư bắt đầu từ sáng ngày 24 và diễn ra suốt nhiều giờ sau đó.
Mỏ Bạch Hổ cách thành phố Vũng Tàu khoảng 120km về phía Đông Nam, thuộc bể trầm tích Cửu Long. Mỏ Bạch Hổ được xem là mỏ có lượng dầu khí lớn nhất trên thềm lục địa phía Nam, do đó số lượng nhân viên, kỹ sư có mặt tại đây cũng rất đông đảo.
Trực thăng đưa các nhân viên về bờ vào chiều muộn hôm nay, lúc này nước biển bắt đầu dâng cao.
Tới buổi tối cùng ngày việc chằng chống, gia cố cơ sở vật chất tại đây đã hoàn thành. Toàn giàn chấp hành nghiêm chỉ đạo về triển khai các biện pháp ứng phó và đảm bảo an toàn, đặc biệt về con người.
Đến 21h15' tại giàn RP3 (mỏ Rồng), Đội trưởng Đội ứng cứu sự cố Nguyễn Văn Cừ đang đi kiểm tra dây an toàn và dây treo an toàn để sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp.
Đang tiếp tục cập nhật....
>> Nguồn: http://vietnammoi.vn/bao-tembin-do-bo-truc-tiep-tu-mo-rong-mo-bach-ho-song-cao-10m-danh-du-doi-69246.html
>>> Cùng chủ đề tin bão Tembi: http://vietnammoi.vn/chu-de/tin-bao-tembin-bao-so-16.topic
(T.V)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét