Thứ Năm

Út 'trọc' Đinh Ngọc Hệ cùng Công ty Thái Sơn 'xuất hiện' ở nhiều dự án BT, BOT

"Út trọc" Đinh Ngọc Hệ với tư cách là Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn đã cùng các công ty khác thành lập nhiều liên danh để thực hiện hàng loạt dự án BT, BOT.
Mới đây, thông tin Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa xác nhận "quân đội vừa xử lý "Út trọc Đinh Ngọc Hệ đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.


Liên quan đến vị Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn mang biệt dang Út trọc này, theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 7/12 vừa qua, người đại diện theo pháp luật của Công ty Thái Sơn đã được thay đổi.

Được thành lập năm 2009, doannh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực: Đầu tư xây dựng các công trình giao thông cầu đường, các công trình dân dụng và quốc phòng, khai thác khoáng sản; vận tải hàng hóa đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; khai thác kho bãi Logistics; đầu tư xây dựng và khai thác các khu du lịch sinh thái, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, đô thị; các khu vui chơi, giải trí; phân phối bia rượu nước giải khát; kinh doanh nhà hàng, khách sạn,…

Dự án đầu tư khôi phục, cải tạo QL20 – Lâm Đồng

BOT cầu Việt Trì

Công ty Thái Sơn do ông Đinh Ngọc Hệ làm Chủ tịch HĐQT cũng nắm 40% cổ phần tại dự án BOT cầu Việt Trì. Dự án chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2015 nhưng đã nhiều lần vấp phải sự phản đối của người dân.

Đến ngày 19/05/2015, cầu Hạc Trì chính thức đi vào thông xe. Ngày 2/3/2016, Tổng cục Đường bộ cho phép đặt trụ bê tông chắn tại hai đường dẫn lên cầu Việt Trì cũ, với lý do cầu yếu không an toàn. Tất cả xe ô tô phải qua cầu Hạc Trì với mức phí thấp nhất là 35.000 đồng/lượt xe dưới 12 chỗ, cao nhất là 180.000 đồng/lượt từ 18 tấn trở lên.

Tuy nhiên, kể từ khi cấm xe ô tô chạy qua cầu Việt Trì cũ, tình hình mất trật tự tại trạm thu phí cầu Hạc Trì liên tiếp xảy ra, có chiều hướng ngày càng phức tạp. Đã nhiều lần, người dân phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì và người dân vùng lân cận đã tụ tập đông người tại hai cây cầu này để phản ứng việc bị chặn không được lưu thông qua cầu Việt Trì.

Sau đó người dân đã đập trụ bê tông chắn tại hai đường dẫn lên cầu Việt Trì cũ để xe lưu thông theo tuyến đường này.

Dự án BOT cầu Việt Trì bao gồm công trình cầu, đường dẫn hai đầu cầu và các cầu trên tuyến. Nhịp cầu chính dạng dầm hộp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, bề rộng cầu 22,5m, bao gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp; đường dẫn hai đầu cầu theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h (gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp). Các cầu trên tuyến gồm cầu vượt đường sắt, cầu vượt kênh…

Dự án đầu tư khôi phục, cải tạo QL20 – Lâm Đồng

Theo báo Tạp chí Nhà đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo QL20, đoạn Km 123 + 105 – Km 268 thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT và BT.

Chủ đầu tư dự án là liên danh: Tổng công ty 319 – Bộ Quốc phòng, Công ty Thái Sơn và Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh.

Tháng 3/2014, Liên danh trên đã thành lập Công ty TNHH BOT và BT quốc lộ 20 có số vốn điều lệ là 555,3 tỷ đồng do ông Nguyễn Việt Dũng làm đại diện pháp luật. Trong đó, Tổng công ty 319 góp 222,12 tỷ đồng (tương đương 40%), Công ty Thái Sơn và Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh mỗi công ty góp 166,59 tỷ đồng (tương đương 30%).

Tháng 4/2017, Công ty TNHH BOT và BT quốc lộ 20 đã thay đổi người đại diện pháp luật là ông Trần Xuân Bình.

Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Km123+105,17 - Km268+000 tỉnh Lâm Đồng theo hình thức hợp đồng BOT kết hợp BT có tổng mức đầu tư 2.451,31 tỷ đồng với chiều dài khoảng 134,64km.

Dự án được chia làm 2 phần: Phần 1 đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, điểm đầu tại Km123+105 và điểm cuối tại Km154+400; phần 2 đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, điểm đầu tại Km154+400 và điểm cuối tại Km268.

Nhà nước sẽ bố trí ngân sách chi trả cho phần 2 đầu tư theo hình thức BT. Còn phần 1 chủ đầu tư sẽ lập trạm thu phí với thời gian là 22 năm. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh, thời gian thu phí còn lại là 17 năm 11 tháng.

Loạt dự án có sự góp mặt của Thái Sơn

Ngoài ra, Công ty Thái Sơn còn góp mặt ở một loạt dự án khác trong nhiều vai trò khác nhau như: Dự án nâng cấp và cải tạo Quốc lộ 1A đoạn Nha Trang - Khánh Hòa theo hình thức Trái phiếu Chính phủ; thi công dự án kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ máy bay - Cảng hàng không Pleiku; thi công dự án Tổ hợp thương mại - dịch vụ và văn phòng số 3 Trần Phú - Nghệ An;...

Hồi cuối tháng 2/2016, Công ty Thái Sơn và Công ty cổ phần tập đoàn Đức Bình (Liên danh Thái Sơn - Đức Bình) đã có tờ trình gửi Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xin tham gia đầu tư dự án cảng hàng không Vũng Tàu theo hình thức PPP.

Tiếp đến, tháng 5/2016, Liên danh nhà đầu tư Công ty Thái Sơn – Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) – Công ty cổ phần tập đoàn Đức Bình – Cái Mép đã đề xuất Thành ủy và UBND TP.HCM xem xét, chấp thuận cho phép được nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái (nối Quận 2, TP.HCM với huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai) theo hình thức BOT kết hợp BT.

Cuối năm 2016, UBND TP.HCM còn giao Liên danh Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) – Công ty Thái Sơn – Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc nghiên cứu lập Đề xuất dự án Đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3 và mở rộng, nâng cấp đường Tôn Đản, quận 4 theo hình thức đối tác công - tư (Hợp đồng BT).

Ngoài ra, Liên danh Thái Sơn – Đức Bình còn xin tham gia đầu tư vào khu “đất vàng” 621 Phạm Văn Chí.

Trong những công ty liên doanh với Công ty Thái Sơn, cái tên Cienco 1 chắc hẳn ai cũng biết. Còn các công ty như Yên Khánh, Tuấn Lộc hay Đức Bình thì còn khá mới mẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét