Giá trị xuất khẩu nông sản tháng 8 tăng hơn 17%.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp (NN&PTNT), giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 201Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 8 năm 2017 ước đạt 504 nghìn tấn với giá trị 220 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,96 triệu tấn và 1,75 tỷ USD, tăng 19,8% về khối lượng và 17,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, Trung Quốc vẫn thị trường nhập khẩu gạo số 1 của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm với 40,9% thị phần, đạt 1,38 triệu tấn với giá trị 623 triệu USD, tăng 32,7% về khối lượng và 31,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Trong tháng 8, giá lúa, gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long biến động tăng đối với lúa thường và giảm nhẹ đối với lúa chất lượng cao. Thời tiết bất lợi, mưa lũ nhấn chìm gần 70 ha canh tác lúa Thu Đông tại An Giang gây thiệt hại nặng nề khiến giá lúa tại đây tăng khoảng 100 – 200 đồng/kg so với cuối tháng 7.
Ngoài ra, sau khi các doanh nghiệp trong nước trúng thầu bán 175.000 tấn gạo cho Philippines, giá lúa thường IR50404 đã tăng khá cao. Nguyên nhân được lý giải là do Philippines yêu cầu 120.000 tấn gạo phải được giao trong tháng 8 nên các doanh nghiệp đã thắng thầu trước đó tranh thủ đưa hàng sang quốc gia này, khiến nhu cầu trên thị trường nội địa tăng đẩy giá lên.
Xuất khẩu cà phê trong tháng 8 ước đạt 88 nghìn tấn với giá trị đạt 210 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm giảm 19,9% về khối lượng còn 1,02 triệu tấn nhưng tăng 3%về giá trị lên 2,33 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 15,4% và 13,9%.
Theo Bộ NN, thị trường cà phê trong nước biến động giảm trong tháng 8 theo xu hướng của thị trường thế giới. So với tháng trước, giá cà phê vối nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.000 – 1.100 đồng/kg xuống còn 44.000 – 44.700 đồng/kg. Các đại lý và các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện vẫn giữ cà phê lại chờ giá cao hơn nữa mới xuất bán.
Ngược lại, xuất khẩu hồ tiêu trong 8 tháng đầu năm tăng 21,6% về khối lượng ở mức 165 nghìn tấn nhưng giảm 19,5% về giá trị xuống 889 triệu USD so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm là Mỹ, Ấn Độ, Tiểu Vương Quốc Arab thống nhất, Pakistan và Đức với 38,9% thị phần.
Giá tiêu nội địa tăng do nhu cầu thị trường tăng lên, các doanh nghiệp tăng giá thu mua để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đã ký. So với cuối tháng 7/2017, giá tiêu tại Gia Lai tăng từ 6.000 đồng/kg lên 86.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Lắk – Đắk Nông và Đồng Nai tăng 5.000 đồng/kg lên 87.000 – 89.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, ước tính nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 14,92 tỷ USD, tăng khoảng 32,6% so với cùng kỳ năm 2016. Số lượng nhập khẩu, cũng như giá trị nhập khẩu của những mặt hàng nông sản chính, bao gồm lúa mì, cao su, hạt điều, đậu tương và ngô, đều tăng trong 8 tháng đầu năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét