Nhu cầu suy yếu và dự báo về nguồn cung mới gây áp lực lên giá gạo xuất khẩu tại hầu hết các TT châu Á trong tuần này, trong khi tỷ giá ở Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu vẫn ở đáy 14 tháng.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, Thái Lan duy trì giảm sâu
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm đã giảm xuống còn 405 - 420 USD/tấn từ 425 - 430 USD/tấn một tuần trước đó.
"Giá gạo đang chịu áp lực giảm do vụ thu hoạch hè thu đang tăng cao và vì giá Thái Lan đang thấp hơn", một thương nhân ở TP.HCM cho biết.
Giá gạo Việt Nam cung cấp đang chịu áp lực cạnh tranh với mức giá thấp hơn tại Thái Lan.
Báo cáo từ Tổng cục Hải quan công bố hôm 12/7 cho thấy, trong tháng 6 xuất khẩu gạo từ Việt Nam đã giảm 29,6% so với tháng 5 xuống 537.948 tấn, giảm so với dự báo của chính phủ là 650.000 tấn.
Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 21,6% so với năm trước, đạt 3,48 triệu tấn.
Tại Thái Lan, giá gạo 5%tấm dao động trong khoảng 378 - 395 so với mức 385 - 388 USD trong tuần trước.
"Giá gạo giảm vì đồng baht suy yếu và thị trường không có nhiều biến động. Sản xuất từ vụ mùa mới tiếp tục được đưa vào thị trường. Tuần tới, giá gạo có thể tiếp tục xu hướng này vì thị trường khá trầm", một thương nhân cho biết.
Một thương nhân khác nhận định, nếu tỷ giá ổn định, giá gạo sẽ tiếp tục duy trì trong mức giá của tuần này.
Giá gạo châu Á tuần này duy trì ở mức thấp.
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đi ngang
Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ ổn định ở mức 388 - 392 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước.
"Bangladesh, Sri Lanka ngừng thu mua. Các nước châu Phi chỉ nhập khẩu một khối lượng ít", một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, phía Nam bang Andhra Pradesh, cho biết.
Tính tới thời điểm này, đồng rupee của Ấn Độ đã giảm hơn 7%, giúp tăng lợi nhuận từ việc bán hàng ra nước ngoài của các nhà xuất khẩu.
Xem thêm bảng giá gạo bán lẻ
Tuần trước, Ấn Độ đã nâng giá gạo thu mùa từ nông dân địa phương thêm 13% so với năm ngoái lên 1.750 rupee/100 kg.
Việc tăng giá có thể làm giảm giá trị xuất khẩu của quốc gia này từ tháng 10,với việc khiến xuất khẩu mùa vụ mới đắt hơn so với nguồn cung từ những quốc gia đối thủ, theo các quan chức ngành công nghiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét