Thứ Hai

Nông dân Hà Tĩnh đổi mới, tự tin làm chủ sản xuất

Kinh tế phát triển, bộ mặt nông thôn đổi thay từng ngày, đời sống văn hóa tinh thần của hàng chục nghìn hộ nông dân ngày càng được được nâng lên... Đây là những kết quả nổi bật, ghi dấu ấn đậm nét sau một nhiệm kỳ hoạt động (2013 – 2018) của Hội Nông dân Hà Tĩnh.
Nông dân Hà Tĩnh đổi mới, tự tin làm chủ sản xuấtCác cấp hội nông dân Hà Tĩnh luôn đồng hành với hội viên, nông dân trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Ảnh: Thảo Hiền
Nét nổi bật là các cấp hội đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện phong trào "Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững". Theo đó, hội viên, nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền, đổi thửa, tạo ra vùng sản xuất tập trung, đưa những giống cây, con có giá trị kinh tế cao vào SXKD. Ngoài ra, các cấp hội đã phối hợp có hiệu quả với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng No&PTNT bảo lãnh, tín chấp cung ứng vốn cho nông dân với tổng dư nợ hiện nay đạt hơn 3.600 tỷ đồng cho gần 78 ngàn lượt hội viên, nông dân vay.
Nông dân Hà Tĩnh đổi mới, tự tin làm chủ sản xuấtGia đình ông Hoàng Văn Luận (thôn 2, xã Sơn Giang, Hương Sơn) vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai và gà thả vườn.
Đi cùng với đó, hội chú trọng công tác đào tạo nghề, trang bị "cần câu" cho nông dân. Những năm qua, Trung tâm Dạy nghề Hội Nông dân (HND) tỉnh đã mở 171 lớp dạy nghề cho 2.400 nông dân, tập trung chủ yếu là nghề chăn nuôi thú y, thâm canh phát triển các giống cây ăn quả. Cùng với dạy nghề, hội gắn với xây dựng tổ hợp tác sản xuất. Kết quả, 70% học viên đã gắn bó và sống bằng nghề đào tạo, nhất là các lớp chăn nuôi, thú y.
Hội còn vận động nông dân thực hiện liên kết với các doanh nghiệp, HTX và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, HND tổ chức ký kết sản xuất theo chuỗi; hỗ trợ nông dân mở cửa hàng nông sản an toàn, giới thiệu, quảng bá, kết nối đưa nông sản đến tay người tiêu dùng. Nhờ đó, nhiều sản phẩm được tiêu thụ kịp thời mang lại nguồn thu nhập cao, giúp hội viên, nông dân cải thiện đời sống, làm giàu cho gia đình và xã hội.
Đến nay, tổ chức hội các cấp đã vận động xây dựng trên 2.500 mô hình, đặc biệt là các mô hình vừa và nhỏ theo tổ hợp tác. Tiêu biểu như HND Vũ Quang đã xây dựng 250 mô hình về liên kết chăn nuôi lợn; 71 tổ hợp tác với 786 hội viên; vận động thành lập được 56 HTX. Các phong trào thi đua lao động sản xuất do hội phát động đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, hình thành nhiều trang trại, gia trại, doanh nghiệp, các làng nghề, các tổ hợp tác, HTX SXKD có hiệu quả.
Nông dân Hà Tĩnh đổi mới, tự tin làm chủ sản xuấtLãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, huyện Vũ Quang và Chi nhánh Agribank huyện Vũ Quang kiểm tra mô hình của ông Phan Văn Châu (xã Đức Hương). Ảnh T.P
Với những cách làm năng động này, hiện toàn tỉnh có 2.056 trang trại do nông dân làm chủ, so với năm 2013 tăng 167%; 454 HTX nông nghiệp, tăng 290%. Từ phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều nông dân điển hình trong SXKD giỏi. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 205 hộ có thu nhập hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên; 1.541 hộ thu nhập từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng/năm. Hàng năm, toàn tỉnh có hơn 80.000 hộ nông dân đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp, trong đó, một số nông dân tiêu biểu được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động, Thủ tướng Chính phủ, Trung ương HND Việt Nam và UBND tỉnh tặng bằng khen.
Bên cạnh đó, các cấp hội đã huy động 160.500 ngày công, hàng ngàn cây, con giống, trực tiếp giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; bình quân hàng năm, các cấp hội giúp đỡ được 6.139 hộ nghèo (tăng 4,9% so với nhiệm kỳ trước), góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh mỗi năm từ 3-4%.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét