Thứ Sáu

Shark Tank Việt Nam - Tập 5: "C�� mập" mạo hiểm rót 12 tỷ đồng cho startup "nhà ma" Nhật Bản

Với quan điểm "không mạo hiểm thì không phải đầu tư", Shark Nguyễn Thanh Việt đã đầu tư 12 tỷ đồng cho dự án "nhà ma" ở Nhật Bản của nữ sáng lập viên Hà Cảnh.
Tập 5 chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ có những màn thương thuyết được đẩy cao trào với cú gọi vốn kỷ lục 116 tỷ đồng bằng tổng số tiền cam kết đầu tư tại mùa 1 đến từ startup công nghệ Smartlog, hay mô hình kinh doanh chuối chiên bất ngờ gọi vốn thành công và cú "bắt tay" đầy mạo hiểm của Shark Nguyễn Thanh Việt với dự án "nhà ma" Nhật Bản.
Shark Tank Việt Nam - Tập 5: Cá mập mạo hiểm rót 12 tỷ đồng cho startup nhà ma Nhật Bản - Ảnh 1.
Shark Tank Việt Nam mùa 2 bất ngờ có sự tham gia của một trong những doanh nghiệp Việt khởi nghiệp tại Nhật Bản. Đang định cư tại Nhật, nhà sáng lập Hà Cảnh quyết tâm trở về Việt Nam với mong mỏi kêu gọi thành công 12 tỷ đồng đổi lấy 25% cổ phần của công ty Tokai.
Bắt đầu giới thiệu, Hà Cảnh cho biết cộng đồng Việt Nam tại Nhật hiện có 232.000 người, trong đó du học sinh có 61.000 người. Các du học sinh tại Nhật gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề thuê nhà vì vướng những quy định khắt khe của chính phủ Nhật. Còn hệ thống khách sạn của Nhật cũng đang quá tải hơn 80%, hệ thống nhà ở dành cho khách du lịch tại Nhật chỉ có 26.000 căn. Trong khi đó, Nhật Bản hiện có tổng 126 triệu dân, số căn nhà bỏ hoang là 8 triệu căn và con số này đến năm 2033 sẽ lên đến 20 triệu căn. Với những số liệu đó, Tokai muốn giới thiệu đến nhà đầu tư mô hình ý tưởng dựa trên căn nhà không có người sử dụng tại Nhật Bản.
Shark Tank Việt Nam - Tập 5: Cá mập mạo hiểm rót 12 tỷ đồng cho startup nhà ma Nhật Bản - Ảnh 2.
Trình bày về lợi thế, Hà Cảnh cho hay hiện nay có khoảng 10 doanh nghiệp bất động sản Việt Nam đang hoạt động tại Nhật Bản nhưng chưa hề có ai áp dụng mô hình này. Tháng 6/2018, chính phủ Nhật cũng ra quy định khắt khe trong việc thuê "nhà ma" nên đó sẽ là cơ hội cho các công ty có giấy phép kinh doanh hoạt động "nhà ma" này. Một lợi thế cạnh tranh khác là Tokai sẽ tiên phong ứng dụng công nghệ vào phát triển mạng lưới kinh doanh với hệ thống quản lý - chăm sóc khách hàng chặt chẽ. Điều này chưa có công ty bất động sản Việt Nam nào ở Nhật thực hiện.
Tokai mới thành lập vào tháng 12/2017 và hiện đang chờ cấp giấy phép kinh doanh bất động sản tại Nhật nên chưa có doanh thu. Bất ngờ với thông tin Hà Cảnh đưa ra, các "cá mập" tỏ ra thắc mắc đến con số 12 tỷ đồng đổi 25% mà nhà sáng lập này muốn đàm phán.
Shark Phú là người đầu tiên đưa ra lời từ chối đầu tư vào Tokai. Tương tự, Shark Linh cũng rút lui vì không quá am hiểu về thị trường Nhật. Cũng từ chối đầu tư, Shark Dzung Nguyễn nhận xét: "Ban đầu anh nghĩ đến việc em khai thác những căn nhà trống cho khách du lịch thuê theo xu thế. Tuy nhiên, mô hình doanh thu của em lại mang tính chất môi giới, nhét các sinh viên vào một nhà. Anh không nghĩ xu thế này sẽ được Nhật chấp nhận".
Hoài nghi về mức độ tin cậy của thông tin và hiệu quả khai thác bất động sản tại Nhật mà Hà Cảnh đưa ra, Shark Hưng cũng "lắc đầu" từ chối.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét