Chung cư giá rẻ ở hà nội được dự báo vẫn còn thiếu trong nhiều năm tới.
Trong nội dung phát triển nhà ở và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng nhấn mạnh việc nghiên cứu, bổ sung, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp huy động các nguồn lực cho công tác phát triển nhà ở. Đặc biệt, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội trọng điểm.
Cụ thể, tiếp tục kiến nghị các giải pháp để triển khai phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách xã hội 2.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội. Phối hợp Bộ Tài chính hình thành một số định chế tài chính như Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ đầu tư BĐS... Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chính sách tín dụng linh hoạt, thông thoáng cho chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích nhỏ, giá bán thấp.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia BĐS, phân khúc nhà giá rẻ luôn có chỗ đứng trên thị trường, đơn giản là vì nhu cầu của phân khúc luôn cao và cung chưa đáp ứng kịp cầu. Những sản phẩm BĐS có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM được ví như "hạt vàng".
Thực tế, từ năm 2016, đã có một số doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư sang nhà giá rẻ, mặc dù đã có sự tăng trưởng về số lượng nhưng phân khúc nhà ở giá rẻ vẫn sẽ khó có thể vượt mức tỷ trọng 20% để đáp ứng được 80% nhu cầu hiện tại. Thậm chí, hầu hết chuyên gia đều lo ngại, trong vòng 3-5 năm tới, tại Hà Nội, phân khúc nhà ở giá rẻ sẽ khan hiếm do quỹ đất đầu tư khó khăn.
Tại phân khúc nhà giá rẻ, khách hàng mua nhà để ở hầu hết là khách ở thực. Bên cạnh các tiêu chí về vị trí, khách hàng thường đánh giá cao những dự án có thiết kế căn hộ đảm bảo thứ tự các yếu tố: công năng sử dụng, tính tiện lợi và thẩm mỹ. Ngoài ra, pháp lý và tiến độ dự án cũng là hai yếu tố được khách hàng đưa lên hàng đầu khi ra quyết định mua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét