Một thông tin làm rộn lòng những người yêu âm nhạc bác học: Dàn nhạc giao hưởng tư nhân đầu tiên của Việt Nam mang tên dàn nhạc giao hưởng Mặt Trời (SSO) sắp chào đời, một tập đoàn lớn đã giang tay bảo trợ SSO với cam kết sẽ đảm bảo cho các nghệ sỹ yên tâm với nghệ thuật, không phải vấn vương câu chuyện “cơm áo gạo tiền”. Phía bảo trợ còn hứa hẹn sẽ đầu tư xây dựng một nhà hát Opera tương tự nhà hát con sò của người Úc. Nhiều người ngưỡng mộ.
>> Nguồn bài viết : https://vietnammoi.vn/giong-ca-huong-lan-tieng-hat-ky-thuat-cua-dong-nhac-tru-tinh-que-huong-93290.html
Bỗng nhiên, người ta có quyền hi vọng: Mong sao 10 năm nữa, dàn nhạc tư nhân đủ trình chơi cho chương trình của Hennesy! Song có những người tỏ ra nghi ngờ: Nghe huyễn hoặc phết! Họ cho rằng, âm nhạc thính phòng có được đầu tư lớn đi chăng nữa cũng chỉ để chủ yếu phục vụ khán giả nước ngoài.
Có người còn lấy luôn ví dụ: Chương trình hòa nhạc đặt vé trước đã trải qua hơn 100 số với trên 10 năm củng cố và phát triển, một thương hiệu riêng của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam nhưng số người Việt Nam quan tâm, mua vé “vẫn nằm trong giới hạn đếm được”, lượng khách chủ yếu quan tâm nhiều nhất, nghiêm túc nhất đến chương trình hòa nhạc vẫn là khách Nhật.
Tuy nhiên, dù chưa biết tương lai ra sao song việc thành lập dàn nhạc giao hưởng tư nhân đầu tiên vẫn là một tín hiệu vui, đúng như Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam đánh giá: Là một quyết định dũng cảm trong “cơn bão” âm nhạc hiện nay.
Nhạc sỹ Đặng Hữc Phúc chia sẻ quan điểm về sự kiện này với TPCN: “Có cạnh tranh là tốt”. Ông chính là người từng bày tỏ sự lo lắng về sự xuống cấp trong thưởng thức âm nhạc của khán giả thủ đô trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội: “Có lẽ Đặng Thái Sơn mà biểu diễn tới đêm thứ 3 ở Hà Nội bây giờ chắc cũng chẳng có mấy ai xem. Không thể “địch” lại với Hương Lan, Tuấn Vũ, Tuấn Ngọc..”.
Đặng Hữu Phúc cho rằng, âm nhạc thính phòng từng được coi trọng ở thủ đô: “Còn nhớ năm 1970, dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh Beethoven, 10 đêm nhạc Beethoven ở Nhà hát Lớn lúc nào cũng đông nghịt người. Bây giờ chắc không thể được như thế”.
Ông lấy ví dụ hai tối chương trình hòa nhạc “VNSO Beethoven cycle Vol.5” (17,18/9/2010) với nghệ sỹ piano nổi tiếng người Nhật Michie Koyama, người đoạt cả hai giải quốc tế Chopin và Tchaikovsky thì vắng người xem.
Trường hợp Đặng Thái Sơn cũng vậy, ông biểu diễn ở Nhật, Singapore, Hàn Quốc… có khi còn nhiều hơn ở Việt Nam. Đặng Hữu Phúc kết luận: “Vì ngày nay không còn nhiều khán giả biết thưởng thức thứ âm nhạc chuyên nghiệp tinh hoa và văn hóa nghe nhạc (im lặng tuyệt đối) còn rất thấp”.
Có người nói việc xây dựng nhà hát con sò ở Việt Nam là việc tuy khó khăn vẫn có thể thực hiện. Cái khó hơn chính là thay đổi thị hiếu thưởng thức âm nhạc của khán giả. Nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc đặt câu hỏi: “Dân trí ta so với Úc thế nào?”. Phóng viên hỏi nhạc sỹ: “Vậy theo ông, dân Việt thích nghe gì?”. Chẳng cần nghĩ ngợi, Đặng Hữu Phúc đáp: “Dân ta thích bolero”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét