Thứ Sáu

Cần phải bảo vệ các trang trại chăn nuôi

Thời gian qua, nhiều trang trại chăn nuôi ở Hà Tĩnh không chỉ đối mặt với khó khăn do giá lợn giảm sâu, mà còn phải chịu đựng những áp lực rất lớn từ một số người “nhân danh bảo vệ môi trường” nhằm phá hoại sản xuất.

Nguồn Tin tức chăn nuôi Việt Nam mỗi ngày nhanh nhất
Vừa qua, một số người dân xã Hương Xuân, huyện Hương Khê vác cuốc, xẻng, dao rựa vào sẻ phát, đào đất, đắp chặn mương thoát nước của trang trại chăn nuôi lợn nái và trồng cây ăn quả nhà bà Nguyễn Thị Phương ở xóm Hòa Xuân. Họ cho rằng, trang trại đã xả nước thải ra gây ô nhiễm nguồn nước tại Đập Phụ.

Chiều 25/4, đoàn liên ngành gồm Sở TN- MT, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) và huyện Hương Khê, xã Hương Xuân đã đến kiểm tra trang trại. Ghi nhận thực tế, không có mùi hôi thối, hệ thống xử lý nước thải khá hoàn chỉnh. Đặc biệt, bà Phương đang lắp đặt hệ thống máy ép phân, nhà mái che, nước thải sau xử lý tưới cây trồng.  Bà Phương cho biết, nghe lời kêu gọi đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh, năm 2016, gia đình bà bỏ ra 28 tỷ đồng xây dựng trang trại nuôi lợn nái ngoại quy mô 600 nái. Từ năm 2017, trang trại đã bán ra cho người chăn nuôi con giống F1. Tuy nhiên, 2 năm qua trang trại đối mặt với muôn vàn khó khăn do giá lợn giảm sâu, người nuôi không mua giống.

“Lợn giống đẻ ra, tôi phải đi thuê chuồng trại, thuê các hộ dân nuôi, thậm chí cho không, họ cũng chẳng lấy. Hàng ngày chúng tôi phải đi vay lãi nóng mua thức ăn nuôi lợn”, bà Phương kể. Hơn 1 tháng nay, giá lợn hơi “ấm” dần thì một số người dân tố cáo, trang trại xả nước thải gây ô nhiễm. Phản ánh này, theo bà Phương là không có cơ sở.

Đã thế, vừa qua nhiều trang trại chăn nuôi trên địa bàn bị các DN Trung Quốc vừa o ép, vừa gạ gẫm mua lại, trong đó có trang trại bà Phương. Đây là một diễn biến xấu, bởi những năm qua, tỉnh này đã bỏ một khoản ngân sách lớn, cấp đất các tổ chức, cá nhân đầu tư nuôi lợn nhằm tái cơ cấu, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển. Do giá lợn lao dốc nên 2 năm qua, nhiều trang trại kiệt quệ, có hộ chăn nuôi “chết lâm sàng”. Lợi dụng khó khăn, thương lái Trung Quốc lôi kéo dân bản xứ nhảy vào mua lại hạ tầng (chuồng trại, hệ thống giao thông, điện...) với giá rẻ. Đây là mối hiểm họa làm thất thoát ngân sách, vi phạm pháp luật đất đai, gây hoang mang.

Nếu tỉnh không hỗ trợ các DN chăn nuôi đủ sức cạnh tranh với các DN nước ngoài, thì tương lai không xa người dân Hà Tĩnh sẽ ăn thịt và trứng do các công ty “ngoại” sản xuất ngay tại chính tỉnh này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét