Thứ Ba

Cách chọn Tủ Đông không đóng tuyết!

Như mọi người đã biết, tủ đông dạng truyền thống có nhược điểm là đông tuyết sau thời gian dài sử dụng. Nên nhiều công nghệ không đông tuyết cho tủ đông mới đã ra đời để chống đóng tuyết. Thị trường có thêm Tủ Đông không đóng tuyết.

Có 2 phương pháp làm lạnh. Làm lạnh trực tiếp như các loại tủ đông thương mại truyền thống thì sẽ bị đóng tuyết, quan trọng thằng nào đóng nhiều và nhanh hơn thôi ạ, nhưng phương này rất tiết kiệm điện. Phương pháp làm lạnh bằng không khí đối lưu cưỡng bức, tức giống như tủ lạnh, có 1 luồng gió từ quạt thổi qua dàn lạnh tạo luồng khí đối lưu, phương pháp này tốn điện và đắt hơn nhưng lại không bị đóng tuyết. Cụ thể như sau:
  1. Phương pháp làm lạnh đối lưu (có quạt)
Khi bạn sử dụng tủ đông inox công nghiệp, tủ đông trưng bày sản phẩm ngoài siêu thị hay ngăn đá tủ lạnh, mà thấy có một luồng gió thổi đều để lưu thông khí lạnh, làm lạnh thực phẩm và có một quạt thường xuyên chạy để thổi khí lạnh liên tục. Phương pháp này gọi là Làm lạnh cưỡng bức


Tủ đông không đóng tuyết cửa kính chuyên trưng bày thực phẩm, hải sản

Điểm đặc biết là được thiết kế có thêm FAN (Quạt) – nhằm mục đích tạo luồng không khí lạnh đều trong tủ, không làm cho thức ăn/đồ uống bị ôi thiu. Giúp bảo quản đồ được lâu hơn. Ngoài ra còn có thêm các sensor và bộ timer hẹn giờ – nhằm mục đích xả đá thừa bám đọng lâu ngày ngay trên ngăn đá giúp cho tủ lấy độ lạnh nhanh hơn và gọn gàng hơn ngay khi bạn không rảnh tay để xả đá như loại tủ truyền thống.

Cách thức hoạt động như sau: Ba bộ phận của tủ đông không đóng tuyết, một bộ đếm thời gian, một cuộn dây nhiệt làm nóng, một bộ cảm biến nhiệt.

Nguyên tắt hoạt động của công nghệ này như sau: Bộ đếm thời gian sẽ canh thời gian khoảng 6 tiếng, sẽ kích hoạt cuộn dây nhiệt làm nóng. Cuộn dây này được cấu tạo cuốn xung quanh các dây làm lạnh. Nhiệt độ lúc này sẽ làm tan chảy lớp tuyết đang bám quanh các cuộn dây làm lạnh. Khi lớp tuyết tan hết, bộ cảm biến nhiệt sẽ nhận biết và giảm nhiệt độ xuống đến 0 độ C và tắt dây nhiệt làm nóng, lúc này dây làm lạnh lại tiếp tục cung cấp hơi lạnh cho tủ.


Quạt sẽ thổi không khí qua dàn ống đồng lạnh phía dưới để làm lạnh

Về Fan (quạt), hiện nay, công nghệ hiện đại bắt đầu sử dụng quát DC (một chiều) tiết kiệm hơn nhiều so với quạt AC (xoay chiều) truyền thống. Do vậy, bạn cần hỏi kỹ các thông số kỹ thuật các bộ phận đi kèm, ngoài bộ phận chính là máy nén và dàn lạnh.

Nhược điểm tủ này là giá thành hơi cao, tiêu tốn điện năng cao hơn tủ làm lạnh trực tiếp. Còn nhu cầu hộ gia đình thì dùng tủ đông gia đình là tốt nhất. Vì hiện nay nhiều công nghệ ra đời để hạn chế việc đóng tuyết này.

2. Phương pháp làm lạnh trực tiếp (không có quạt)

Phương pháp này được thiết kế như sau: Dàn đồng sẽ đi xung quanh và tiếp giáp với bề mặt phía trong tủ trực tiếp, không sử dụng quạt. Hầu hết các tủ đông phổ biến trên thị trường đều sử dụng phương pháp này như Sanaky, Alaska, Sanden, Darling…

Ưu điểm tủ đông dạng này là tiết kiệm, làm lạnh nhanh và tiết kiệm điện. Nhưng nhược điểm là sau khoảng thời gian dài sử dụng có thể bị đóng tuyết, bạn phải xả tuyết và vệ sinh tủ.

Tóm lại, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm của nó, bạn muốn tủ đông giá rẻ, dung tích phù hợp, tiết kiệm điện, làm lạnh nhanh thì có thể dùng phương pháp thứ 2. Còn nếu muốn không đông tuyết hoàn toàn có thể dùng phương pháp thứ 1, nhưng chi phí cao hơn. Quan trọng là phù hợp với mục đích sử dụng, tiết kiệm và phù hợp với gia đình bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét