Thị trường tài chính thế giới đã rung chuyển thời gian qua với nhiều nỗi lo bao gồm khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại toàn cầu, bất ổn trong chính quyền Tổng thống Trump, các ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ và căng thẳng giữa các cường quốc thế giới.
Những yếu tố sau sẽ củng cố tâm lý nhà đầu tư sau biến động của thị trường toàn cầu "thổi bay" hàng tỷ USD từ các cổ phiếu trên thế giới mà các nhà đầu tư vẫn chưa hoàn toàn lấy lại những gì đã mất.
Dưới đây là 10 chỉ số để theo dõi các dấu hiệu cảnh báo về tình trạng rối loạn thị trường hay căng thẳng trong hệ thống ngân hàng.
Biểu đồ lợi tức trái phiếu Mỹ
Chênh lệch giữa lợi tức trái phiếu Chính phủ Mỹ 10 năm và 2 năm. Dạng đường phẳng thường được coi là một điểm báo hoạt động kinh tế có dấu hiệu chậm lại, dạng đường đảo ngược là một dự báo đáng tin cậy của suy thoái kinh tế.
Biểu đồ đã chạm tới mức thấp nhất trong một thập kỷ vào tháng 1 vừa qua và những ngày gần đây, phản ánh nhu cầu của giới đầu tư về nơi cất giữ tiền bạc an toàn bao gồm trái phiếu kho bạc có thời hạn dài.
Nguồn: Reuters
Tỷ giá USD/Yên
Tỷ giá hối đoái của đồng Yên so với USD. Trong thời điểm căng thẳng về thị trường hoặc căng thẳng về tài chính, đồng Yên thường mạnh hơn, qua đó đẩy đồng USD xuống thấp. Đầu tháng này, tỷ giá đồng USD/Yên chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016.
Nguồn: Reuters
Chỉ số Độ dao động (VIX - Volatility Index)
Là thước đo của sự biến động thị trường chứng khoán Mỹ, đôi khi được gọi là "thước đo nỗi sợ hãi" trên phố Wall. Chỉ báo VIX tăng mạnh nhất vào ngày 5/2. Sau đó VIX đi xuống nhưng các nhà đầu tư dường như chưa cảm nhận được đó là mức thấp kỷ lục so với vài tháng trước đó.
Nguồn: Reuters
Libor/OIS Spread (Lãi suất tín dụng bình quân liên ngân hàng/ Chỉ số hoán đổi qua đêm)
Độ chênh lệch giữa lãi suất cho vay liên ngân hàng ngắn hạn 3 tháng của Mỹ và lãi suất thị trường qua đêm 3 tháng phản ánh sự căng thẳng trong hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp. Khoảng cách này đã tăng lên 52 điểm cơ bản thời gian gần đây, một mức không được thấy kể từ tháng 1/2012. Cuối năm 2017, chỉ số này rơi vào khoảng 27 điểm cơ bản.
Nguồn: Reuters
Chỉ số TED Spread
Độ chênh lệch giữa lãi suất cho vay liên ngân hàng ngắn hạn và tỷ giá Kho bạc Mỹ "không có rủi ro" phản ánh sự căng thẳng trong hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp.
Nguồn: Reuters
Chỉ số hoán đổi nợ tín dụng (Financial CDS)
Chỉ số hoán đổi nợ tín dụng trong khu vực tài chính châu Âu, chi phí để dự phòng rủi ro nợ xấu của ngân hàng và các biện pháp đối phó rủi ro và căng thẳng trong hệ thống ngân hàng.
Nguồn: Reuters
Chỉ số nhu cầu tiền mặt (Investors demand for cash)
Theo đánh giá của Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân Mỹ về cuộc khảo sát phân bổ tài sản hàng tháng thì nhu cầu tiền mặt phản ánh sự ưu tiên của nhà đầu tư đối với an toàn so với rủi ro.
Nguồn: Reuters
Chỉ số lợi tức trái phiếu toàn cầu
Chỉ số lợi tức trái phiếu toàn cầu của Bank of America Merrill Lynch phản ánh rủi ro tín dụng trên thị trường. Một ngành thu hút dòng tiền vào lớn trong một khoảng thời gian nhất định thường là một trong những ngành đầu tiên sẽ tháo chạy khi có tình huống xấu.
Nguồn: Reuters
Chỉ số iTRAXX Crossover
Một chỉ số cho biết mức rủi ro tín dụng trong đầu tư ở Châu Âu, là thước đo nhận thức của khách hàng về rủi ro tín dụng và chi phí vay doanh nghiệp.
Nguồn: Reuters
Chỉ số ST. Louis Fed'S Financial Stress Index
Chỉ số Stress Index của Fed St Louis Fed đánh giá mức độ căng thẳng về tài chính ở các thị trường.
Theo St Louis Fed, giá trị trung bình của chỉ số kể từ khi thành lập vào năm 1993 là bằng 0. Do đó, mức 0 được xem là đại diện cho các điều kiện thị trường tài chính bình thường. Các giá trị dưới 0 là áp lực thị trường tài chính dưới mức trung bình, trong khi giá trị trên 0 cho thấy áp lực thị trường tài chính trên trung bình. Mặc dù vẫn còn dưới 0 nhưng chỉ số này đã ghi nhận tăng đáng kể trong năm nay.
Nguồn: Reuters
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét