Với suy nghĩ khác, cách làm khác anh Nguyễn Văn Kiên, sinh năm 1983, ở bản Văn Lùng (xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã vượt qua cơn bão giá lợn và đến nay vẫn theo đuổi nghề nuôi lợn. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi lợn nên anh Kiên không chỉ vượt cơn khủng hoảng giá lợn mà còn trở thành tỷ phú nuôi lợn.
Vượt qua khó khăn
Khu trang trại của anh Kiên rộng gần 6 ha, trồng đủ các loại cây ăn trái, trong đó anh dành một phần đất xây dựng khu chuồng nuôi lợn, với trên 700 con lợn, một trong những trang trại lớn nhất nhì ở Lóng Phiêng. Có được kết quả này là một quá trình cố gắng, nỗ lực không ngừng của anh Kiên, đặc biệt là trong việc thay đổi cách nghĩ, cách làm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để nâng cao năng xuất, chất lượng, hạn chế thấp nhất chi phí đầu tư.
Khu trang trại nuôi lợn của anh Kiên được xây dựng một cách bài bản, hiện đại với hệ thống khép kín.
Trao đổi với Dân Việt, anh Kiên chia sẻ: Trước đây, khi tôi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Thanh Xuân – Hà Nội, với tấm bằng chuyên nhành xây dựng trong tay, tôi ra ngoài xin làm việc ở một số công ty thuộc lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, mình không có duyên với nghề xây dựng này, việc làm bấp bênh, nay đây mai đó, không ổn định.
"Nghĩ nản, năm 2008 tôi quyết định trở về quê nhà gắn bó với ruộng nương, trồng trọt, chăn nuôi. Nhà sẵn có đất thời bố khai hoang để lại, tôi cải tạo trồng cây ăn quả, nhãn, mận, bơ… kết hợp với chăn nuôi. Đến năm 2015, khi đã tích lũy được vốn và kỹ thuật nuôi lợn, tôi đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại với quy mô hơn 1.000 m2 để nuôi lợn, với 4 dãy chuồng nuôi khép kín...", anh Kiên nhớ lại.
Khu xử lý chất thải cũng được anh Kiên đầu tư xây dựng bài bản, khép kín với hệ thống điều khiển tự động, không gây nặng mùi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Toàn bộ khu trang trại được anh Kiên đầu tư gần 3 tỷ đồng, mà chủ yếu vốn lấy từ tích góp cộng với vay thêm từ ngân hàng. Ấy thế nhưng khi bắt đầu mua con giống về nuôi được một thời gian, chuẩn bị xuất bán thì giá lợn bắt đầu lao dốc trầm trọng. Khó khăn chồng khó khăn, việc nuôi lợn gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết. Nhưng anh Kiên quyết tâm không bỏ cuộc, trái lại tiếp tục duy trì đàn lợn.
Theo anh Kiên "Với hệ thống chuồng trại đầu tư bài bản của mình có thể hạn chế được một số chi phí nên mình không việc gì phải quá lo lắng". Ấy vật mà thành công lại đến với anh khi giá lợn dần ổn định.
Thành công từ sự nhẫn nại
Đi một vòng quanh khu chăn nuôi cùng anh Kiên, có hàng trăm con lợn mà chúng tôi không cảm thấy nặng mùi. Hệ thống chuồng trại được xây dựng một cách bài bản, hiện đại, các chuồng đều có đường dẫn thức ăn tự động, hệ thống đều chỉnh nhiệt độ phù hợp, thức ăn được trộn hoàn toàn bằng máy móc. Hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas khép kín, toàn bộ chất thải đều được đưa vào hệ thống hầm xử lý, tạo ra năng lượng điện tái sử sụng phục vụ trở lại cho việc chăn nuôi. Hạn chế được ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Anh Kiên nói rằng, việc nuôi lợn thời buổi này, điều quan trọng là cần có tính nhẫn nại, không thể nóng vội, như vậy mới thành công được. Thêm vào đó, khi trại lợn đầu tư công nghệ, giảm chi phí thì không lo lắm khi giá lợn thấp. Thời điểm này, giá lợn trở lại ổn định, do đó mà gia đình tôi đã bắt đầu có thu nhập tăng lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét