Gần đây, ngoài cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang Iran, gạo Paskintan còn có một điểm đến khác là Philippines, dù đây không phải là thị trường truyền thống của quốc gia này. Và thực tế là những năm gần đây, xuất khẩu gạo của Pakistan sang Philippines đang sụt giảm.
Khoảng một thập kỷ trước, Philippines đã từng là một trong những nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, thu mua gần 2 tỷ USD giá trị gạo trong năm 2018. Tuy nhiên, dù nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á có chạm mức kỷ lục, Pakistan vẫn không phải nhà cung cấp quan trọng của thị trường này. Và với việc Philippines muốn hướng sang cơ chế tự sản xuất đủ cung cấp gạo, khối lượng nhập khẩu nói chung và xuất khẩu của Pakistan nói riêng đều giảm.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), vì quốc gia này nhiều núi và đảo nhỏ, diện tích đất phù hợp để sản xuất gạo không nhiều vì vậy Philippines vẫn nhập khẩu nhiều hơn 1 triệu tấn gạo/năm. Để có thể tự cung cấp gạo, Philippines giới hạn hạn ngạch nhậpkhẩu gạo với khối lượng do Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đưa ra để ưu tiên việc mua gạo từ nông dân địa phương. Kế hoạch này không những giới hạn nguồn cung gạo, mà còn kéo giá gạo nội địa đi lên, cao gấp hai lần giá gạo thế giới trong năm 2016.
Hiện, Philippines đang đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 5 năm với trên 4%. Với gần 10%, gạo là nguyên liệu được tiêu thụ lớn thứ hai tại Philippines, trong khi nguồn cung gạo nội địa suy yếu, giá gạo đang ở đỉnh ba năm, khiến áp lực lạm phát gia tăng và thúc đẩy quốc gia này tăng nhập khẩu.
Thông thường, Philippines nhập khẩu gạo từ các nước thành viên ASEAN Thái Lan và Việt Nam, theo sau là Pakistan.
Sau khi đấu thầu mua 250.000 tấn gạo với chính phủ Việt Nam và Thái Lan thành công, hôm 29/5 NFA cho phép các thương nhân địa phương nhập khẩu tới 805.200 tấn gạo theo hạn ngạch hàng năm. Theo đó, Philippines có thể nhập khẩu 50.000 tấn gạo từ Pakistan.
Với việc Pakistan nhắm tới 27 tỷ USD xuất khẩu trong nắm tài khóa tới, cung cấp xuất khẩu cho những thị trường không truyền thống có thể là một cách thực tiễn để đạt được mục tiêu này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét