Hiện giá xuất khẩu gạo Japonica dao động từ 700 USD – 800 USD/tấn, cao hơn gạo thường của Việt Nam khoảng 200 USD – 300 USD/tấn. Giống lúa Japonica này hiện được trồng nhiều nhất ở An Giang. Đây cũng là địa phương có truyền thông trồng lúa Japonica trong nhiều năm qua cung cấp cho thị trường Nhật Bản.
Nông dân ĐBSCL vui mừng khi trúng mùa bán lúa được giá
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện nay giá lúa khô loại thường tại kho khu vực ĐBSCL từ 6.400 đồng – 6.500 đồng/kg, lúa dài khoảng 6.750 đồng – 6.850 đ/kg, tăng khoảng 200 đồng – 250 đồng/kg so với giá hồi đầu tháng trước.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 8.200 đồng – 8.300 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 8.000 đồng – 8.100 đồng /kg tùy chất lượng và địa phương.
"Thương lái đã đặt cọc mua lúa tươi tại ruộng với giá 118.000 đồng/giạ (gần 6.000 đồng/kg). Mức giá này cao hơn gần 15.000 đồng/giạ so với đầu vụ lúa đông xuân" – anh Trần Văn Hết, nông dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long cho biết.
Lúa gạo đang được mùa, được giá
Liên tiếp trúng các gói thầu ở nhiều nước, xuất khẩu gạo Việt Nam đã khởi sắc. Cụ thể đến đầu tháng 6-2018, Việt Nam đã xuất khẩu 2,6 triệu tấn gạo, đạt giá trị 1,45 tỷ USD, tăng 54% khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý là phân khúc gạo cao cấp, gạo thơm của Việt Nam ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong xuất khẩu.
Gạo thơm Việt Nam ngày càng được tiêu thụ ở nhiều nước
Trong đó, việc vừa trúng gói thầu xuất khẩu 50.000 tấn gạo Japonica (hay còn gọi là gạo Nhật) sang Hàn Quốc được xem là bước tiến mới của lúa gạo Việt Nam. Bởi thị trường Hàn Quốc rất khó tính.
Hiện giá xuất khẩu gạo Japonica dao động từ 700 USD – 800 USD/tấn, cao hơn gạo thường của Việt Nam khoảng 200 USD – 300 USD/tấn. Giống lúa Japonica này hiện được trồng nhiều nhất ở An Giang. Đây cũng là địa phương có truyền thông trồng lúa Japonica trong nhiều năm qua cung cấp cho thị trường Nhật Bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét